Đăng ký nhãn hiệu – Bước đầu bảo vệ tài sản vô hình khi kinh doanh

dang-ky-nhan-hieu

Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ là bước đầu giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản của mình trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ các đối thủ. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu chi tiết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan khi thực hiện đăng ký và kinh doanh.

Đăng ký nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu nằm trong sở hữu công nghiệp thuộc quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân tổ chức, nên có thể hiểu đăng ký nhãn hiệu là một thủ tục nhằm để xác lập dấu hiệu phân biệt hàng hóa, dịch vụ đó của mình thuộc quyền sở hữu trí tuệ công nghiệp. 

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với thương hiệu thể hiện qua quyết định cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc công nhận theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc tham gia ký kết.

Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu? 

Mặc dù đăng ký nhãn hiệu không phải là yêu cầu bắt buộc mà là quyền, nên tổ chức, cá nhân có thể đăng ký hoặc không đăng ký khi sử dụng nhãn hiệu đó. Nhưng trên thực tế, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân

Việc đăng ký bản quyền thương hiệu nói chung hay nhãn hiệu nói riêng sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định quyền sở hữu đối với ký hiệu được dùng làm nhãn hiệu và được các cơ quan nhà nước bảo vệ quyền lợi của mình.

Ngoài ra việc đăng ký sở hữu thương hiệu sẽ giúp khẳng định vị thế nhận diện cho nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ của mình. Điều này giúp tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, cũng như phần nào tránh được các hành vi đạo nhái nhãn hiệu.

Cuối cùng doanh nghiệp cũng có thể khai thác giá trị thương mại của nhãn hiệu khi đăng ký thương hiệu sản phẩm bằng cách nhượng quyền thương mại hoặc chuyển giao quyền sử dụng tạo thêm doanh thu cho doanh nghiệp.

Đối với người tiêu dùng 

Người tiêu dùng có thể phần nào phân biệt được các hàng hóa có xuất xứ an toàn từ nhãn hiệu được nhận diện rõ ràng từ các doanh nghiệp đã đăng ký. Phần nào giảm thiểu nguy cơ sử dụng hàng hóa kém chất lượng hay sản phẩm giả, đạo nhái nhãn hiệu uy tín.

Điều này giúp cho khách hàng có cơ hội lựa chọn sử dụng các dịch vụ, hàng hóa chất lượng cao, đáp ứng được các nhu cầu của mình.

đăng ký nhãn hiệu

Các thương hiệu lớn liệu có cần giấy đăng ký thương hiệu không?

Các loại nhãn hiệu được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ

Theo Luật sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu được pháp luật cấp bảo hộ bao gồm cả dịch vụ và hàng hóa và có thể được chia như sau:

Nhãn hiệu thông thường

Nhãn hiệu thông thường là nhãn hiệu được bảo hộ trở thành tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho chính nhãn hiệu đó. 

Điều kiện để đăng ký nhãn hiệu thông thường:

  • Là dấu hiệu có thể nhìn thấy được như hình vẽ, hình ảnh, hình 3D, các ký tự chữ, số,… có thể kết hợp nhau hoặc phối thêm các màu sắc,…
  • Có thể dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu này với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Nhãn hiệu tập thể 

Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để chỉ sản phẩm, dịch vụ do một tổ chức tập thể sở hữu và chịu trách nhiệm về chất lượng, xuất xứ..

  • Các tổ chức thường dùng nhãn hiệu tập thể như là: hiệp hội, hợp tác xã,…
  • Hay các nhãn hiệu gắn liền với địa phương như là: Tỏi Lý Sơn, Rượu đế Gò Đen, Chè Thái Nguyên… 

Nhãn hiệu chứng nhận

Nhãn hiệu chứng nhận dùng cho sản phẩm, dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ, phương pháp sản xuất hoặc bảo vệ môi trường. 

Nhãn hiệu chứng nhận thường được sử dụng để giúp người tiêu dùng lựa chọn được những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn. Các nhãn hiệu chứng nhận phổ biến:

  • Hàng Việt Nam chất lượng cao 
  • Chứng nhận ISO 9001 (cách gọi tắt của ISO 9001:2015) 

Nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được đại đa số nhiều người biết đến rộng rãi trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam. Điều kiện để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng bao gồm:

  • Thời gian liên tục nhãn hiệu được sử dụng
  • Các quốc gia bảo hộ cho nhãn hiệu đó
  • Uy tín phổ biến mà của dịch vụ, hàng hóa sử dụng nhãn hiệu đó
  • Phạm vi quốc gia dịch vụ, hàng hóa có nhãn hiệu đã được sử dụng
  • Giá trị chuyển giao, chuyển nhượng thương mại (quyền sử dụng), giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu đó
  • Doanh thu dịch vụ, hàng hóa mang nhãn hiệu
  • Số lượng người tiêu dùng biết đến nhãn hiệu 

Lưu ý: Không cần đăng ký nhãn hiệu độc quyền nếu nhãn hiệu đó là nhãn hiệu nổi tiếng vì  sẽ được tự động bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện trên.

Đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu hồ sơ cần có những gì ?

Để thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu cần có các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đăng ký nhãn hiệu theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ 
  • Mẫu nhãn hiệu kèm theo Tờ khai đơn 
  • Biên lai nộp lệ phí
  • Giấy ủy quyền (nếu có)
  • Các tài liệu về quy chế sử dụng nhãn hiệu, thuyết minh và các tài liệu chứng minh liên quan (Đối với nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận)

đăng ký nhãn hiệu

Doanh nghiệp có thể khai thác giá trị thương mại của nhãn hiệu bằng cách nhượng quyền

Quy trình đăng ký nhãn hiệu

Bước 1: Nộp hồ sơ và đóng lệ phí 

Hiện nay chủ thể đăng ký có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bằng cách: 

  • Nộp đơn trực tiếp hoặc bưu điện đến trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP HCM, hoặc Thành phố Đà Nẵng.
  • Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến trên Cổng thông tin của Cục sở hữu trí tuệ

Ngay sau khi nộp đơn sẽ phải nộp lệ phí đăng ký cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Thẩm định

Cơ quan chức năng sẽ thẩm định và công bố trong thời hạn:

  • Thẩm định hình thức: 1-2 tháng kể từ ngày nộp đơn
  • Công bố Đơn trên Cổng thông tin của Cục sở hữu trí tuệ: 2 tháng
  • Thẩm định nội dung nhãn hiệu: 9-12 tháng

Bước 3: Ra quyết định

Kết thúc thời gian thẩm định, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và ghi rõ lý do từ chối.

Bước 4: Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng, người nộp đơn sẽ nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 5: Cấp văn bằng

Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu trong thời gian từ 1-2 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

Luật Minh Tú – Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu uy tín

Với sự phát triển của xã hội, bên cạnh các mặt tích cực khi phát triển thị trường thì hành vi đạo nhái các nhãn hiệu vẫn tràn lan trên thị trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng và tổn thất cho doanh nghiệp. 

Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc đăng ký nhãn hiệu và các sản phẩm trí tuệ là vô cùng cần thiết. Thấu hiểu điều đó, Luật Minh Tú với dịch vụ thuê luật sư dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao là địa chỉ đáng tin cậy để bạn tìm đến khi cần thiết.

đăng ký nhãn hiệu

Luật Minh Tú là đơn vị tư vấn pháp lý hàng đầu hiện nay

Luật Minh Tú là một trong những công ty luật hàng đầu trong lĩnh vực thương mại cũng như pháp lý doanh nghiệp, chúng tôi luôn cung cấp cho bạn các dịch vụ pháp lý:

  • Đảm bảo tính minh bạch, tuyệt đối bảo mật thông tin khách hàng 
  • Hỗ trợ các thủ tục pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ như: cách đăng ký bản quyền thương hiệu, cách đăng ký thương hiệu sản phẩm, cách đăng ký thương hiệu,…
  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng thực hiện toàn diện các thủ tục đăng ký thương hiệu
  • Hỗ trợ các thủ tục pháp lý liên quan đến đăng ký tên thương hiệu
  • Đại diện khách hàng làm các thủ tục với cơ quan nhà nước
  • Đưa ra các giải pháp pháp lý hiệu quả đến với từng mục tiêu khách hàng

Thông tin liên hệ:

  • Trụ sở chính công ty tại: Lầu 25, tòa nhà LIM TOWER số 9-11 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
  • Hotline: 096 783 78 68
  • Email: votu@luatminhtu.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/luatminhtu
  • Website: luatminhtu.vn

Hy vọng bài viết trên sẽ mang tới cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan tới đăng ký nhãn hiệu. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc về các vấn đề pháp lý thì đừng ngại ngần, hãy liên hệ đến Luật Minh Tú để được hỗ trợ ngay hôm nay nhé! 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *