Giải quyết tranh chấp

Hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong kinh doanh, tranh chấp là một phần không thể tránh khỏi và thường xuyên xảy ra. Trong bối cảnh pháp luật phát triển như hiện nay, một đội ngũ luật sư có kinh nghiệm và chuyên nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả và công bằng.

Giải quyết tranh chấp là gì?

Giải quyết tranh chấp là việc xử lý các mâu thuẫn hoặc xung đột giữa các bên, có thể là cá nhân với nhau, cá nhân với tổ chức hoặc giữa các tổ chức. Bằng việc đánh giá và sử dụng các tài liệu, chứng cứ hợp pháp, cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ đưa ra quyết định hoặc các bên tự thỏa thuận nhằm giải quyết các vấn đề trong tranh chấp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên.

Tìm hiểu thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai: Những điều lưu ý quan trọng

Tầm quan trọng của giải quyết tranh chấp

Tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp là không thể phủ nhận trong bất kỳ lĩnh vực nào, nhất là trong môi trường kinh doanh. Dưới đây là một số điểm nổi bật về tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp:

Bảo vệ quyền lợi: Giải quyết tranh chấp giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, đảm bảo rằng mọi cá nhân và tổ chức đều được đối xử công bằng và theo đúng pháp luật.

Duy trì môi trường lành mạnh: Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh, giải quyết tranh chấp hiệu quả giúp loại bỏ các rào cản, tạo môi trường kinh doanh minh bạch và an toàn cho các doanh nghiệp. Nâng cao niềm tin của nhà đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển.

Xây dựng mối quan hệ: Bằng cách tìm kiếm các giải pháp hòa giải và đàm phán, quá trình giải quyết tranh chấp có thể giúp xây dựng lại mối quan hệ giữa các bên liên quan. Điều này có thể làm tăng sự hợp tác và sự hiểu biết giữa họ trong tương lai.

Hệ thống pháp luật chặt chẽ không chỉ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp và cá nhân mà còn là chìa khóa giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp tranh chấp, doanh nghiệp và cá nhân nên sử dụng dịch vụ luật sư để được tư vấn và hỗ trợ giải quyết tranh chấp một cách tốt nhất, bảo vệ quyền lợi tối đa cho mình.

>> Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn kiện tranh chấp đất đai: Hướng dẫn chi tiết và mới nhất

Giải quyết tranh chấp giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên

Những tranh chấp thường gặp

Có vô số lĩnh vực trong đời sống xã hội, bất kì lĩnh vực nào cũng có thể xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, dưới đây là một số loại tranh chấp thường gặp và thường cần luật sư giải quyết nhất hiện nay:

Tranh chấp dân sự

Đây là loại tranh chấp thường thấy nhất trong xã hội Việt Nam hiện nay. Theo Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015,  tranh chấp dân sự được hiểu là những xung đột lợi ích pháp lý giữa ít nhất hai hoặc nhiều bên trong lĩnh vực dân sự, có thể là tranh chấp về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.

Tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng hoặc xung đột về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại giữa các bên liên quan. Các bên liên quan có thể là:

  • Doanh nghiệp với doanh nghiệp: Ví dụ như tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng vận chuyển,…
  • Doanh nghiệp với cá nhân: Ví dụ như tranh chấp về hợp đồng vay vốn, hợp đồng bảo hiểm,…
  • Cá nhân với cá nhân: Ví dụ như tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà đất,…

Tranh chấp lao động

Căn cứ khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp lao động được định nghĩa là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Tranh chấp về sở hữu trí tuệ

Tranh chấp về sở hữu trí tuệ là những mâu thuẫn, bất đồng hoặc xung đột về quyền và lợi ích liên quan đến các đối tượng sở hữu trí tuệ, ví dụ như: ai là chủ sở hữu sáng chế, ai có quyền khai thác sáng chế; ai là chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp, ai có quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp.

Tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là các mâu thuẫn hoặc xung đột giữa các bên liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng, hoặc quản lý đất đai và tài sản gắn liền với đất. Các vấn đề trong tranh chấp đất đai có thể bao gồm tranh chấp về quyền sử dụng, quyền hưởng lợi từ đất, quyền thừa kế,… Đồng thời, bạn phải thực hiện thủ tục tranh chấp đất đai hoặc các vấn đề pháp lý liên quan.

>> Tìm hiểu thêm:

Bất kì lĩnh vực nào cũng có thể xảy ra tranh chấp

Những câu hỏi thường gặp và vấn đề cần lưu ý khi giải quyết tranh chấp

Khi tranh chấp xảy ra, có bao nhiêu phương thức giải quyết?

 Khi tranh chấp xảy ra, có nhiều phương thức giải quyết khác nhau, bao gồm:

  • Thương lượng: Đây là phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất. Tuy nhiên, thương lượng chỉ thành công khi các bên có thiện chí và sẵn sàng nhượng bộ.
  • Hòa giải: Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của một bên thứ ba trung lập. Hòa giải viên sẽ giúp các bên tìm kiếm giải pháp chung mà cả hai bên đều có thể chấp nhận.
  • Trọng tài: là phương thức giải quyết tranh chấp do một hoặc nhiều trọng tài viên quyết định. Trọng tài sẽ đưa ra phán quyết và quyết định của trọng tài viên có hiệu lực pháp lý.
  • Tố tụng (Tòa án): Tố tụng là phương thức giải quyết tranh chấp cuối cùng khi các phương thức khác không thành công. Tố tụng được thực hiện tại tòa án, có thể kéo dài và tốn kém chi phí.

Thời hạn xử lý tranh chấp là bao lâu

Không có một quy định cụ thể nào cho thời hạn xử lý tranh chấp. Thời gian giải quyết tranh chấp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại tranh chấp, phương thức giải quyết, mức độ phức tạp của tranh chấp, thiện chí của các bên… Việc chọn một công ty luật hoặc luật sư uy tín sẽ giúp tiết kiệm thời gian giải quyết tranh chấp cho bạn.

Thương lượng thường kéo dài bao lâu?

Thời gian thương lượng trong quá trình giải quyết tranh chấp thường phụ thuộc vào tính phức tạp của vấn đề, mức độ hợp tác giữa các bên, và khả năng đạt được sự thỏa thuận. Thông thường, một vụ tranh chấp sẽ mất tầm 3 – 6 tháng để hoàn thành thương lượng.

Hòa giải thường kéo dài bao lâu?

Thời gian hòa giải tranh chấp có thể kéo dài từ vài tháng đến dưới 1 năm, tùy thuộc vào sự linh hoạt của các bên và khả năng đạt được sự thỏa thuận. Trong một số trường hợp, quá trình hòa giải có thể hoàn tất nhanh chóng nếu các bên có thái độ hợp tác và sẵn lòng thảo luận một cách hiệu quả.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thường kéo dài bao lâu?

Thời gian của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thường kéo dài lâu hơn so với hòa giải, thông thường là từ 6 tháng đến 1 năm. Thời gian này phụ thuộc vào tính phức tạp của vụ tranh chấp, số lượng chứng cứ và bằng chứng cần xem xét, và quy trình pháp lý cụ thể của từng trường hợp. Các quy trình pháp lý và quy định của tổ chức trọng tài cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian xử lý.

Giải quyết tranh chấp bằng tố tụng tại Tòa án thường kéo dài bao lâu? 

Với phương thức tố tụng, các bên sẽ phải lệ thuộc vào thời gian xét xử của Tòa án thụ lý cho từng vụ việc, vụ án. Trên thực tế, một vụ tranh chấp không quá nhiều tình tiết phức tạp sẽ có thể hoàn tất trong vòng 01 – 02 năm. Và lúc này, bạn cần phải có thuê luật sư để giải quyết tranh chấp.

Luật Minh Tú – Dịch vụ giải quyết tranh chấp uy tín

Với kim chỉ nam “Trung thành với quyền lợi của khách hàng như chính quyền lợi của mình”, Luật Minh Tú đã hỗ trợ giải quyết thành công nhiều vụ án, bảo vệ quyền tự do, quyền nhân thân, quyền tài sản… cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên mọi miền đất nước, ở đa dạng nhiều lĩnh vực.

  • Đại diện ủy quyền cho khách hàng đàm phán, hòa giải/Giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng

Với mục tiêu tập trung, đối diện với từng vướng mắc thực tế của Các bên, giải quyết tận gốc vấn đề từ khi tranh chấp khởi phát, Luật Minh Tú thực hiện các công việc cụ thể như sau: 

  • Tư vấn và cung cấp giải pháp pháp lý, cảnh báo rủi ro, xây dựng chiến thuật, phương án đàm phán, hòa giải hiệu quả nhất đối với từng vụ việc;
  • Soạn thảo và phát hành các loại văn bản phù hợp với tính chất từng sự vụ; 
  • Thu thập, trích lục các tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp;
  • Đại diện uỷ quyền cho khách hàng liên hệ, làm việc, tham gia các cuộc đàm phán, hòa giải trực tiếp với các bên liên quan;
  • Tiến hành thủ tục yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án và thi hành Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án khi có hành vi vi phạm thỏa thuận.
  • Tham gia tranh tụng tại Tòa án

Quá trình tranh tụng tại Tòa án là một cuộc chiến lâu dài, bền bỉ, đòi hỏi chiến thuật tranh tụng sắc bén. Đội ngũ luật sư của Luật Minh Tú đồng hành, sát cánh hỗ trợ/thay mặt Khách hàng thực hiện tất cả các công việc từ giai đoạn thu thập chứng cứ, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện cho đến khi thi hành xong Bản án/Quyết định có hiệu lực của Tòa án một cách thuần thục và khéo léo. Cụ thể:

  • Thu thập chứng cứ, chuẩn bị, nộp hồ sơ khởi kiện và thực hiện các hoạt động tố tụng khác;
  • Đại diện cho Khách hàng trình bày ý kiến, tham gia các phiên hòa giải, công khai chứng cứ, phiên xét xử tại Tòa án các cấp;
  • Tư vấn, tiến hành thủ tục kháng cáo bản án/quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm; đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm/tái thẩm bản án/quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
  • Thay mặt khách hàng tham gia vào giai đoạn thi hành án.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật Minh Tú có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn vững chắc

Phạm vi hoạt động của Luật Minh Tú 

Tranh tụng liên quan đến doanh nghiệp

  • Tranh chấp liên quan đến nội bộ doanh nghiệp, bao gồm tranh chấp giữa các cổ đông, thành viên về các vấn đề liên quan đến tài sản góp vốn, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp;
  • Tranh chấp liên quan đến kinh doanh thương mại, bao gồm tranh chấp hợp đồng kinh tế, hợp đồng cho thuê, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ở nhiều lĩnh vực bán lẻ, sản xuất, y tế, công nghệ, tài chính, bất động sản,…
  • Tranh chấp liên quan đến nhượng quyền thương mại, đại lý, phân phối hàng hoá,…;
  • Tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng, thi công, đấu thầu,…;
  • Tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ, xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

Tranh tụng liên quan đến cá nhân 

  • Tranh chấp liên quan đến dân sự bao gồm quyền sở hữu, sử dụng, khai thác tài sản,… tranh chấp hợp đồng, giao dịch dân sự bao gồm hợp đồng mua bán, tặng cho, cho thuê, cho vay, thế chấp…;
  • Tranh chấp liên quan đến hôn nhân, gia đình bao gồm ly hôn, tranh chấp về quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản khi ly hôn,…;
  • Tranh chấp liên quan đến thừa kế theo di chúc và theo pháp luật;
  • Tranh chấp liên quan đến bất động sản bao gồm giao dịch chuyển nhượng, mua bán, đặt cọc, ký quỹ, thế chấp,… liên quan đến đất đai, nhà ở, công trình xây dựng khác trên đất, dự án;
  • Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, xử lý kỷ luật lao động, đóng bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động và các chế độ tiền lương, trợ cấp khi nghỉ việc,…;
  • Tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

Thu hồi nợ

Vấn đề khá nhức nhối của cả cá nhân và doanh nghiệp hiện tại đang gặp phải chính là việc làm sao để thu hồi nợ từ khách hàng, đối tác của mình một cách hợp pháp và hiệu quả. Hiểu được điều đó, Luật Minh Tú căn cứ trên kết quả thu thập thông tin về khoản nợ, điều tra tài sản, tình trạng hoạt động, địa chỉ đăng ký của con nợ để tư vấn và thực hiện thu hồi nợ hiệu quả cho khách hàng. Các biện pháp chúng tôi tiến hành bao gồm:

  • Gửi Thư đòi nợ;
  • Đàm phán, thương lượng với con nợ;
  • Khởi kiện;
  • Yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản đối với con nợ là doanh nghiệp.
  • Tham gia tranh tụng tại Trọng tài Thương Mại 

Tố tụng trọng tài là một thủ tục tố tụng đặc biệt, có những ưu điểm vượt trội so với tố tụng Tòa án. Tại Luật Minh Tú, Chúng tôi đã đại diện cho khách hàng tham gia tranh tụng tại các Trung tâm trọng tài như Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Trung tâm Trọng tài Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (TRACENT),… Chúng tôi có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp liên quan đến các lĩnh vực như:

  • Tranh chấp liên quan đến hợp đồng thương mại;
  • Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh;
  • Thu hồi nợ;
  • Tranh chấp về giao dịch bất động sản;
  • Tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài;
  • Hủy phán quyết trọng tài;
  • Thi hành bản án/quyết định của Tòa án, phán quyết của Trọng tài

Thi hành bản án/quyết định của Tòa án, phán quyết của Trọng tài

Việc thi hành được bản án/quyết định của Tòa án, phán quyết của Trọng tài mới là cái kết trọn vẹn nhất đối với khách hàng. Bằng sự linh hoạt, nhạy bén và kinh nghiệm làm việc với cơ quan thi hành án, Luật Minh Tú luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng, sát sao thúc đẩy tiến trình thi hành án được nhanh và hiệu quả nhất.

Không ai mong muốn tranh chấp xảy ra, tuy nhiên, việc giải quyết chúng một cách minh bạch và công bằng là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong kinh doanh. Quy trình này không chỉ là đảm bảo việc tuân thủ pháp luật mà còn là yếu tố quyết định giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển kinh doanh.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp trước hết sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng giải quyết mâu thuẫn và tiếp tục phát triển. Ngoài ra, việc này còn tạo cơ hội lớn để doanh nghiệp tập trung vào sứ mệnh kinh doanh, không phải lo lắng về những thủ tục pháp lý phức tạp.

Cùng với Công ty Luật Minh Tú, bạn không chỉ có đối tác tin cậy mà còn được hỗ trợ tận tình, đảm bảo mọi quy trình diễn ra suôn sẻ. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để bắt đầu hành trình xử lý những tranh chấp với sự an toàn và thành công.

  • Trụ sở công ty tọa lạc tại: Lầu 25, tòa nhà LIMTOWER số 9-11 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Email: votu@luatminhtu.com
  • Hotline: 096 783 78 68
  • Fanpage: https://www.facebook.com/luatminhtu
  • Website: luatminhtu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *