Thủ tục cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mới nhất 2024

Thị trường nói chung và người tiêu dùng nói riêng ngày càng tăng cường sự chú trọng đối với an toàn vệ sinh thực phẩm, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất thực phẩm bắt buộc phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, thủ tục này không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn tăng cường khả năng cạnh tranh và mở rộng cơ hội kinh doanh.

Bài viết dưới đây sẽ cập nhật thông tin mới nhất về giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, trình tự cũng như thủ tục xin cấp giấy, hỗ trợ bạn thực hiện các bước quan trọng để đạt được giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm một cách hiệu quả và thuận lợi.

Tầm quan trọng của giấy chứng nhận an toàn thực phẩm 

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm không chỉ là một tài liệu pháp lý chứng minh rằng sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn mà còn là một công cụ quảng bá uy tín của doanh nghiệp. Ngoài ra, đây còn là cơ sở để các các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh cũng như các tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp.

Việc không sở hữu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có thể mang lại những hậu quả pháp lý nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Các cấp độ hậu quả có thể bao gồm cảnh cáo, bồi thường từ phía người tiêu dùng hoặc đối tác kinh doanh, đến trách nhiệm hình sự nếu vi phạm nghiêm trọng các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo quy định, các cơ sở kinh doanh thực phẩm đi vào hoạt động trong khi vẫn chưa có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn có thể phải đối mặt với các biện pháp xử phạt nặng, bao gồm cả việc thu hồi giấy phép kinh doanh, đình chỉ hoạt động, đi kèm với mức phạt tài chính đáng kể.

Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 

Thời hạn Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm  

Theo quy định tại Điều 37 của Luật an toàn thực phẩm 2010, giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong vòng 03 năm kể từ ngày được cấp.

Khi đến thời hạn này, nếu cơ sở kinh doanh không nộp đơn xin cấp lại thì giấy chứng nhận sẽ hết hiệu lực và vẫn sẽ chịu xử phạt theo quy định pháp luật.

Để phòng tránh tình huống này, chủ cơ sở nên lưu ý về thời hạn của giấy chứng nhận, đồng thời tiến hành làm đơn xin cấp lại 06 tháng trước khi đến hạn.

Ngành nghề nào cần giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

Theo quy định của Nghị định 15/2018/NĐ-CP tại Điều 11 và 12, mọi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất và chế biến thực phẩm đều bắt buộc phải có giấy giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Quy định này áp dụng cho các nhóm đối tượng chính như sau:

  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: Đây là nhóm bao gồm các cơ sở chuyên cung cấp và phục vụ trực tiếp các loại thực phẩm đã chế biến cho người tiêu dùng, như nhà hàng (không nằm trong khách sạn), quán ăn, quán cà phê, tiệm bánh, và các địa điểm khác tương tự.
  • Cơ sở bán thực phẩm: Đây là nhóm các cơ sở kinh doanh bán các loại thực phẩm đã qua chế biến, nhưng không phục vụ ăn uống tại chỗ. Ví dụ như các cửa hàng theo mô hình mang đi, các cửa hàng thực phẩm.
  • Cơ sở chế biến thức ăn tập thể: Đây là nhóm bao gồm các cơ sở chuyên thực hiện chế biến thực phẩm ăn sẵn cho các nhóm người, tổ chức hoặc đơn vị. Ví dụ như căn-tin, bếp ăn tập thể trong trường học, công ty, và các cơ sở tương tự.
  • Cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm: Đây là các đơn vị thực hiện quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển và giới thiệu bán hàng các sản phẩm thực phẩm. Nhóm này bao gồm nhà máy sản xuất thực phẩm, siêu thị, chợ, hội chợ và các điểm bán lẻ khác tương tự.

Nhìn chung thì mọi cơ sở sản xuất, phân phối, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm sẽ đều cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, cũng theo quy định tại Điều 12 Nghị định trên, một số trường hợp đặc biệt khác sẽ không thuộc diện được cấp giấy chứng nhận, đây là các nhóm kinh doanh nhỏ lẻ, lưu động hoặc chỉ sản xuất các mặt hàng phụ trợ như bao gói, hộp đựng,…

Dù vậy thì các cơ sở này vẫn được yêu cầu phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm tương đương.

Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là yêu cầu bắt buộc với các cơ sở ăn uống

Hồ sơ đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm 

Tại Khoản 1 Điều 36 Luật an toàn thực phẩm, có quy định rõ về những giấy tờ cần chuẩn bị trong bộ hồ sơ trình xin đăng ký giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, bao gồm:

  • Đơn xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, và dụng cụ đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận về tình trạng sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Đơn xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cần đầy đủ thủ tục

Trình tự xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm 

Bước 1: Thu thập giấy tờ và chứng từ

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bao gồm giấy đăng ký kinh doanh, đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận, kế hoạch sản xuất kinh doanh, và các chứng chỉ đào tạo.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Gửi hồ sơ đăng ký tới cơ quan y tế địa phương hoặc nộp trực tiếp tại đó.

Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cơ quan y tế tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có sai sót, cơ quan thẩm quyền sẽ có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm  bổ sung hồ sơ.

Bước 4: Kiểm tra hiện trường

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan y tế kiểm tra hiện trường để đánh giá môi trường sản xuất, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bước 5: Xử lý thủ tục đăng ký giấy phép và cấp giấy chứng nhận

Sau khi kiểm tra, cơ quan y tế xử lý thủ tục và cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm nếu hồ sơ đầy đủ và đáp ứng yêu cầu. Lưu ý rằng thủ tục có thể thay đổi tùy theo quy định địa phương.

Xác định đúng cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Dịch vụ tư vấn pháp lý tin cậy tại Luật Minh Tú 

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong số những điều kiện cơ bản để một cơ sở kinh doanh nói chung hay cơ sở kinh doanh thực phẩm nói riêng có thể đi vào hoạt động một cách hợp pháp. ếu không có kinh nghiệm thì trong quá trình chuẩn bị hồ sơ thường sẽ bị thiếu sót hoặc điền sai thông tin, gây ảnh hưởng đến tiến độ xin giấy phép.

Hiểu được những khó khăn và trăn trở đó, Luật Minh Tú mang đến dịch vụ làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, với thuê Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm làm việc với các cơ quan nhà nước.

Chúng tôi còn cung cấp sự hỗ trợ toàn diện từ quá trình tư vấn, soạn thảo hồ sơ đến việc đại diện cho khách hàng trong việc thực hiện các thủ tục xin cấp giấy phép, đảm bảo phù hợp với nhu cầu kinh doanh cụ thể.

Dành Cho Doanh Nghiệp:

  • Đăng ký thành lập công ty, hộ kinh doanh, chi nhánh/văn phòng đại diện.
  • Đăng ký thay đổi, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
  • Đăng ký giải thể, chấm dứt hoạt động.

Đầu Tư Từ Nước Ngoài:

  • Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của Công ty nước ngoài.
  • Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào công ty Việt Nam.
  • Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Đăng ký giải thể, chấm dứt hoạt động các tổ chức có yếu tố nước ngoài.

Các loại giấy phép khác:

  • Thẩm duyệt phương án phòng cháy chữa cháy.
  • Giấy phép xây dựng.
  • Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; Giấy phép lập cơ sở bán lẻ; Giấy phép cho thuê lại lao động;…
  • Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
  • Giấy phép lao động.
  • Thẻ tạm trú.

Thông tin liên hệ:

  • Trụ sở công ty tọa lạc tại: Lầu 25, tòa nhà LIM TOWER số 9-11 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 096 783 78 68
  • Email: votu@luatminhtu.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/luatminhtu
  • Website: luatminhtu.vn

Lời kết 

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những điều kiện cần và đủ để một cơ sở kinh doanh thực phẩm có thể đi vào hoạt động. Đây không chỉ là thủ tục nhằm hợp pháp hóa doanh nghiệp mà còn là cách để bạn tạo dựng được uy tín và chiếm được niềm tin của khách hàng.

Việc sở hữu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là một nền tảng vững chắc cho các hoạt động kinh doanh và phát triển lâu dài trong lĩnh vực ăn uống của bạn. Vì vậy hãy nhanh chóng tìm hiểu và làm hồ sơ xin cấp phép càng sớm càng tốt nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *