Top 7 hình thức nhượng quyền thương hiệu phổ biến nhất 2024

hình thức nhượng quyền thương hiệu

Bạn có biết nhượng quyền thương hiệu là một trong những chiến lược kinh doanh ngày càng được các doanh nghiệp Việt Nam hướng đến. Bởi, nó giúp cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng doanh thu, và tạo dựng uy tín thương hiệu một cách nhanh chóng.

Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì? Hình thức nhượng quyền thương hiệu nào mang lại giá trị lớn nhất cho doanh nghiệp? Quy trình thực hiện ra sao? Đó là những câu hỏi mà Luật Minh Tú sẽ giải đáp cho bạn trong bài viết sau đây!

Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu (franchise) là một hình thức kinh doanh, theo đó, khi tham gia vào mô hình này bên nhận nhượng quyền sẽ được phép dùng thương hiệu sản phẩm, dịch vụ thuộc sở hữu của bên nhượng quyền để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định, và trả cho bên nhượng quyền một khoản phí.

Một số thương hiệu kinh doanh theo mô hình nhượng quyền nổi tiếng hiện nay tại Việt Nam:

  • Thương hiệu đồ uống: Highlands Coffee, Mixue, Hồng Trà Ngô Gia, Starbucks,…
  • Thương hiệu thức ăn nhanh: KFC, McDonald’s, Lotteria, Jollibee, Popeyes, Texas,…
  • Thương hiệu thời trang: The Blues, Gumac, FM Style,…

nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Lợi ích đối với bên nhượng quyền

Tiết kiệm nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất

Đối với hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, bên nhận nhượng quyền sẽ là người bỏ ra một khoản tiền để đầu tư vào cơ sở vật chất như mặt bằng, trang thiết bị,…. Do đó, bên nhượng quyền không cần đầu tư vào những chi phí này mà vẫn duy trì được hình thức kinh doanh nhượng quyền và tăng cường được uy tín của thương hiệu.

Có được nguồn thu khác

Ngoài chi phí nhượng quyền, bên nhượng quyền còn nhận được doanh thu từ việc cung cấp sản phẩm và nguyên liệu cho bên nhận nhượng quyền.

Gia tăng thị phần đáng kể

Nhượng quyền là giải pháp hiệu quả để giúp chủ sở hữu thương hiệu vượt qua những rào cản về tài chính và nhân lực trong quá trình mở rộng mô hình kinh doanh.

Nhượng quyền giúp thương hiệu tiếp cận nhiều khách hàng hơn, nâng cao độ nhận diện và uy tín của thương hiệu, khuyến khích khách hàng chọn thương hiệu nhượng quyền của doanh nghiệp mình khi có nhu cầu, từ đó tăng thị phần và lợi nhuận.

Lợi ích đối với bên nhận nhượng quyền

Giảm thiểu thời gian và chi phí

Bên nhận nhượng quyền không cần phải xây dựng thương hiệu từ đầu, không phải bỏ nhiều tiền cho quảng cáo để thu hút khách hàng, mà chỉ cần chú trọng vào việc cải tiến sản phẩm, nâng cao dịch vụ.

Có sẵn nguồn khách hàng, đảm bảo doanh thu

Đây là lợi ích lớn nhất khi nhận nhượng quyền. Vì thương hiệu nhượng quyền đã có sẵn một lượng khách hàng nhất định nên sẽ đảm bảo nguồn doanh thu hơn là phát triển một thương hiệu mới.

Được hỗ trợ và đào tạo

Bên nhượng quyền thường sẽ không yêu cầu bên nhận nhượng quyền có kinh nghiệm trước đó trong ngành, họ sẽ hỗ trợ đào tạo và được cung cấp hướng dẫn về cách vận hành doanh nghiệp cho bên nhận nhượng quyền.

Điều kiện để doanh nghiệp được nhượng quyền thương hiệu

Để được nhượng quyền thương hiệu, chủ sở hữu thương hiệu cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Đã đăng ký bảo hộ thương hiệu và được cấp văn bằng. Đây là bước quan trọng để xác lập quyền định đoạt đối với thương hiệu của chủ sở hữu. Đồng thời, bảo hộ thương hiệu khỏi các tranh chấp, sao chép, đạo nhái,…
  • Căn cứ Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP: “… hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã hoạt động ít nhất 01 năm.”

Thời hạn 01 năm được tính từ ngày cấp Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh của cửa hàng đầu tiên thuộc hệ thống kinh doanh, đồng thời cửa hàng và hệ thống kinh doanh đó phải hoạt động kinh doanh liên tục.

  • Đối với trường hợp nhượng quyền trong nước và nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài không cần phải đăng ký nhượng quyền nhưng phải thực hiện chế độ báo cáo với Sở Công Thương hàng năm.
  • Ngành nghề dự định nhượng quyền thương hiệu không thuộc các trường hợp cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nơi nhận nhượng quyền.

nhuong_quyen_thuong_hieu

Điều kiện nhượng quyền thương hiệu được căn cứ theo Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP

Thủ tục thực hiện hoạt động nhượng quyền thương hiệu

Bước 1: Tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Bước 2: Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  • Đối với trường hợp nhượng quyền giữa các thương nhân Việt Nam và nhượng quyền của thương nhân Việt Nam ra nước ngoài thì không cần thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu. Tuy nhiên, hai trường hợp này vẫn phải thực hiện hoạt động báo cáo với Sở Công thương nơi mà thương nhân đăng ký hoạt động.
  • Đối với trường hợp nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam, thương nhân nước ngoài phải đăng ký nhượng quyền với Bộ Công thương của Việt Nam.

Bước 3: Tiến hành ký kết hợp đồng nhượng quyền thương hiệu.

Đây là bước cực kỳ quan trọng trong quá trình nhượng quyền vì nó sẽ xác định các quyền và nghĩa vụ của cả hai bên, cũng như các điều kiện và hỗ trợ cần thiết để bảo đảm sự thành công của hoạt động kinh doanh này. Ngoài ra, bước ký kết hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cũng là cơ hội để các bên thống nhất về các khoản phí, chi phí, thời hạn, phạm vi, cách thức kiểm soát, điều hành, giải quyết tranh chấp và chấm dứt hợp đồng. Hãy liên hệ ngay với Luật Minh Tú để chúng tôi giúp bạn hoàn thành bước quan trọng này!

Các hình thức nhượng quyền thương hiệu phổ biến

Nhượng quyền thương hiệu có rất nhiều hình thức, trong bài viết này sẽ đề cập đến 07 hình thức nhượng quyền phổ biến nhất hiện nay. Mỗi hình thức đều sẽ có đặc điểm riêng biệt, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết nhé!

hình thức nhượng quyền thương hiệu

Những hình thức nhượng quyền thương hiệu phổ biến hiện nay

1. Nhượng quyền thương hiệu toàn phần

Đây là mô hình nhượng quyền có cấu trúc chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất. Thời hạn hợp đồng của mô hình này thông thường là từ 05 năm đối với hợp đồng trung hạn và 20 – 30 năm đối với hợp đồng dài hạn.

Với hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu toàn phần, bên nhượng quyền sẽ cung cấp toàn bộ các yếu tố cần thiết liên quan đến thương hiệu như:

  • Quyền được sử dụng logo và tên thương hiệu.
  • Cung cấp hệ thống vận hành thương hiệu.
  • Cung cấp quy trình kinh doanh.
  • Hỗ trợ và đào tạo bên nhận nhượng quyền cách quản lý, kinh doanh thương hiệu một cách hiệu quả nhất.

Về chi phí, thông thường bên nhận nhượng quyền trả cho bên nhượng quyền 02 khoản phí cố định đó là phí nhượng quyền ban đầu và phí bản quyền liên tục.

Ngoài ra, bên nhận nhượng quyền có thể trả thêm một số khoản chi phí phát sinh khác trong quá trình kinh doanh như chi phí thiết kế, trang bị cửa hàng, mua sắm máy móc, chi phí tiếp thị, quảng cáo,…

Tuy nhiên, những khoản phí này cũng có thể được bên nhượng quyền chi trả. Muốn làm được điều đó còn phụ thuộc vào quá trình đàm phán giữa các bên khi ký kết hợp đồng.

2. Nhượng quyền thương hiệu không toàn phần

Với hình thức chuyển nhượng thương hiệu không toàn diện (nhượng quyền kinh doanh một phần), bên nhượng quyền chỉ cung cấp một số nội dung cụ thể mà các bên đã thỏa thuận trong quá trình ký kết hợp đồng nhượng quyền như:

  • Quyền được sử dụng logo, hình ảnh, tên thương hiệu.
  • Công thức, sản phẩm, quy trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
  • Chiến lược marketing.

Bên nhượng quyền sẽ không tham gia vào quá trình quản lý, vận hành mô hình kinh doanh cũng như không đào tạo, hỗ trợ bên nhận nhượng quyền.

Mục đích chính của mô hình này là:

  • Bên nhận nhượng quyền sẽ có được quyền sử dụng thương hiệu để kinh doanh, kiếm lợi nhuận nhanh chóng.
  • Bên nhượng quyền không cần quan tâm chặt chẽ đến hoạt động của bên nhận nhượng quyền. Bên cạnh đó, còn thu được phí từ nhượng quyền, cung cấp sản phẩm,… đồng thời, nâng cao độ nhận diện cũng như uy tín cho thương hiệu.

3. Nhượng quyền có tham gia quản lý – vận hành

Mô hình nhượng quyền có quản lý thường được áp dụng trong lĩnh vực dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, F&B).

Ngoài việc cung cấp quyền được sử dụng thương hiệu, bên nhượng quyền còn phải tham gia vào quá trình tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân viên và quản lý, điều hành hệ thống kinh doanh cho bên nhận nhượng quyền.

Với hình thức nhượng quyền này, mang lại cho các bên một số lợi ích sau:

  • Bên nhượng quyền đảm bảo được chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Bên cạnh đó, kiểm soát và theo dõi chặt chẽ hoạt động kinh doanh của bên nhận nhượng quyền nhằm bảo đảm chất lượng và uy tín thương hiệu.
  • Bên nhận nhượng quyền có thể kinh doanh khi không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhượng quyền vì có sự tham gia quản lý – vận hành từ bên nhượng quyền.

4. Nhượng quyền khi có tham gia đầu tư vốn

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn là hình thức mà bên nhượng quyền không chỉ cho phép bên nhận nhượng quyền được sử dụng thương hiệu của mình mà còn đóng góp một phần vốn vào công ty của bên nhận nhượng quyền.

Điều này có nghĩa là chủ sở hữu thương hiệu vừa là bên nhượng quyền vừa là nhà đầu tư của doanh nghiệp nhận nhượng quyền.

Hình thức kinh doanh này giúp cho bên nhượng quyền có thể khảo sát và mở rộng thị trường mới nhưng chưa có đủ nhân lực cũng như quy trình hoạt động cụ thể.

Nhượng quyền có tham gia vốn đầu tư thường được các sử dụng bởi doanh nghiệp nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam.

5. Một số hình thức nhượng quyền khác

Nhượng quyền chuyển đổi

Nhượng quyền chuyển đổi là một hình thức kinh doanh nhượng quyền phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, hệ thống các phòng khám nha khoa hay trong lĩnh vực làm đẹp.

Bên nhận nhượng quyền đã có cửa hàng của riêng mình, nhưng muốn tham gia vào một chuỗi cửa hàng lớn hơn. Bên nhận nhượng quyền sẽ đổi tên cửa hàng của mình thành tên của chuỗi cửa hàng đó và tuân theo các quy định của họ. Như vậy, người đó sẽ trở thành bên nhận nhượng quyền.

Với hình thức cửa hàng nhượng quyền này, cả hai bên đều có thể mở rộng thị trường của mình.

  • Bên nhượng quyền sẽ có thêm nhiều cửa hàng hơn, tăng độ nhận diện cho cửa hàng (thương hiệu) của mình. Khi khách hàng có nhu cầu sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu của họ.
  • Người nhận nhượng quyền sẽ được hưởng uy tín và chất lượng của thương hiệu lớn. Tăng doanh thu và duy trì được sự ổn định trong kinh doanh.

Nhượng quyền công việc

Nhượng quyền công việc là mô hình nhượng quyền nhằm tạo ra công việc cho bên nhận nhượng quyền. Loại hình kinh doanh này phù hợp với cá nhân, gia đình, cửa hàng có ít hoặc không có nhân viên.

Trong mô hình này, bên nhận nhượng quyền sẽ nhận được quyền sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền như tên thương hiệu, logo, hình ảnh nhưng hoạt động độc lập và tuân theo một số quy định nhất định của thương hiệu.

Lợi ích của nhượng quyền công việc là bên nhận nhượng quyền sẽ có công việc ổn định nhờ được hưởng uy tín của thương hiệu lớn.

Kinh doanh nhượng quyền công việc thường gặp trong lĩnh vực giặt ủi, sửa chữa và dọn dẹp.

Nhượng quyền phân phối

Nhượng quyền phân phối là hình thức kinh doanh nhượng quyền mà ở đó, bên nhượng quyền cho phép bên nhận nhượng quyền quyền phân phối sản phẩm, cung cấp dịch vụ của họ đến khách hàng dưới tên của bên nhượng quyền.

Một điều đặc biệt lưu ý khi kinh doanh theo mô hình này là bên nhận nhượng quyền chỉ được phép sử dụng tên của bên nhượng quyền khi bán sản phẩm, dịch vụ của chính bên nhượng quyền đó.

Nhượng quyền phân phối thường gặp trong những lĩnh vực liên quan đến điện tử, máy tính, ô tô, nước giải khát,…

Dịch vụ tư vấn nhượng quyền thương hiệu uy tín tại Luật Minh Tú

Luật Minh Tú là một công ty Luật uy tín với đội ngũ Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực nhượng quyền như sau:

  • Tư vấn mọi vấn đề liên quan đến nhượng quyền thương hiệu theo yêu cầu của khách hàng.
  • Đại diện cho quý khách thực hiện toàn bộ quy trình nhượng quyền thương hiệu.
  • Đưa ra các giải pháp tối ưu nhất giúp quá trình nhượng quyền của quý khách hoàn thành nhanh chóng, tiết kiệm.
  • Tư vấn liên quan đến tranh chấp nhượng quyền thương hiệu.
  • Soạn thảo, đàm phán hợp đồng trong quá trình ký kết hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu.

mô hình nhượng quyền thương hiệu

Luật Minh Tú – đơn vị tư vấn nhượng quyền thương hiệu uy tín nhất hiện nay

Thông tin liên hệ:

  • Trụ sở công ty tọa lạc tại: Lầu 25, tòa nhà LIMTOWER số 9-11 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Email: vhtu@luatminhtu.vn
  • Hotline: 096 783 78 68
  • Fanpage: https://www.facebook.com/luatminhtu 
  • Website: luatminhtu.vn

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về 07 hình thức nhượng quyền phổ biến nhất hiện nay cũng như giúp doanh nghiệp bạn lựa chọn hình thức nhượng quyền phù hợp. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *