Hướng dẫn chuẩn bị bộ hồ sơ xin giấy phép xây dựng đầy đủ nhất

hồ sơ xin giấy phép xây dựng

“Tấc đất tấc vàng” – mỗi tấc đất đều quý giá như vàng, bởi đất đai là tài nguyên thiên nhiên hữu hạn. Chính vì thế, Nhà nước Việt Nam luôn chú trọng vào việc xây dựng, ban hành nhiều thể chế, chính sách liên quan, và phải cung cấp hồ sơ xin giấy phép xây dựng trước khi tiến hành xây công trình.

Đặt ra hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo việc quản lý, kiểm soát đối với đất đai nói riêng và bất động sản nói chung. Trong đó, liên quan đến bất động sản, hoạt động xin cấp giấy phép xây dựng cũng chưa bao giờ là dễ dàng. Cùng Luật Minh Tú tìm hiểu, hướng dẫn bộ hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng trong bài viết dưới đây.

mẫu hồ sơ xin giấy phép xây dựng

Bộ hồ sơ xin giấy phép xây dựng gồm những gì?

Giấy phép xây dựng là gì?

Giấy phép xây dựng đóng vai trò then chốt trong việc quản lý hoạt động xây dựng, đảm bảo an toàn, mỹ quan đô thị và phát triển bền vững. Đây là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư, xác nhận việc cho phép thi công, sửa chữa, di dời,… công trình, nhà ở,… theo đúng quy hoạch, thiết kế và quy định của pháp luật.

Cụ thể, tại khoản 17 Điều 3 Luật xây dựng 2014 (sửa đổi 2020) quy định về giấy phép xây dựng “Là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo và di dời công trình”.

Thông thường, một giấy phép xây dựng sẽ bao gồm các nội dung:

  • Vị trí, địa điểm, tuyến xây dựng công trình
  • Loại, cấp công trình
  • Cốt xây dựng công trình
  • Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng
  • Bảo vệ môi trường và an toàn công trình
  • Những nội dung khác quy định đối với từng loại công trình
  • Hiệu lực của giấy phép xây dựng

Mẫu xin cấp giấy phép xây dựng tham khảo

Vì sao cần phải có hồ sơ xin giấy phép xây dựng?

Xin cấp giấy phép xây dựng là một thủ tục pháp lý bất động sản quan trọng, bắt buộc trong các trường hợp luật định. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao cần phải xin cấp giấy phép xây dựng:

Đảm bảo tính hợp pháp của việc xây dựng công trình

Việc xin giấy phép xây dựng là một trong những điều kiện tiên quyết để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về xây dựng, quy hoạch đô thị và quy định an toàn kỹ thuật.

Hành vi thực hiện xây dựng mà không có giấy phép có thể bị xem là vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định pháp luật hiện hành.

Tránh tranh chấp, kiện tụng

Giấy phép xây dựng giúp tăng tính minh bạch trong hoạt động xây dựng, tạo niềm tin cho người dân và các nhà đầu tư. Từ đó giảm thiểu rủi ro khi xảy ra tranh chấp kiện tụng liên quan đến xây dựng công trình.

Đảm bảo an toàn và trật tự đô thị

Việc xin giấy phép xây dựng đảm bảo rằng các công trình xây dựng được thiết kế và thực hiện theo các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, đảm bảo không gây nguy hiểm cho cộng đồng và môi trường xung quanh.

Hơn nữa, việc cấp giấy phép xây dựng giúp các cơ quan chức năng quản lý và kiểm soát việc sử dụng đất đai, ngăn chặn việc xây dựng trái phép, đảm bảo sự phát triển đô thị được kiểm soát và bền vững.

lệ phí hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở

Giấy phép xây dựng là tài liệu quan trọng đánh giá độ uy tín của một công trình.

Cần chuẩn bị giấy tờ gì cho hồ sơ xin giấy phép xây dựng? 

Căn cứ Điều 95 Luật Xây dựng 2014 quy định hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng mới gồm những giấy tờ sau:

Đơn đề nghị hồ sơ xin giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (bản sao y công chứng);
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng;
  • Công trình xây dựng xin cấp phép mà có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề đó.

Hồ sơ xin giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (bản sao y công chứng);
  • Quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư (bản sao y công chứng);
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng;
  • Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.

Hồ sơ xin giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình theo tuyến

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
  • Quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư (bản sao y công chứng);
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng;
  • Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự phù hợp với vị trí và phương án tuyến;
  • Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

Hồ sơ xin giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình tôn giáo

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (Bản sao y công chứng);
  • Quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư (bản sao y công chứng);
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng;
  • Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.
  • Văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Hồ sơ xin giấy phép xây dựng công trình tượng đài, tranh hoành tráng

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (bản sao y công chứng);
  • Quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư (bản sao y công chứng);
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng;
  • Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.
  • Bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.

Bộ hồ sơ sẽ được gửi lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) tùy theo loại, quy mô của công trình và thẩm quyền quản lý của cơ quan đó.

Những cơ quan này sau đó sẽ xem xét bộ hồ sơ và quyết định có phê duyệt cho việc xây dựng hay không.

Tất cả sẽ đều dựa trên các tiêu chí như phù hợp với quy hoạch, an toàn kỹ thuật, môi trường, và các quy định pháp luật liên quan khác. Sau khi nhận được sự chấp thuận, chủ đầu tư mới được phép tiến hành xây dựng công trình.

*Lưu ý: Công trình do cơ quan nào cấp giấy phép thì các vấn đề liên quan đến chỉnh sửa, gia hạn, cấp lại, thu hồi đều do cơ quan đó đảm nhiệm. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền thu hồi giấy phép xây dựng do cấp dưới (UBND cấp huyện, UBND cấp xã) cấp không đúng quy định.

hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở

Bản vẽ là một trong những giấy tờ quan trọng trong hồ sơ xin giấy phép xây dựng

Xây dựng nhà ở, công trình không có giấy phép bị xử phạt bao nhiêu?

Việc xây dựng không có giấy phép xây dựng là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt theo quy định, cụ thể như sau:

  • Từ 60.000.000 đồng –  80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
  • Từ 80.000.000 đồng – 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
  • Từ 120.000.000 đồng – 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

* Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức, mức phạt tiền cùng hành vi vi phạm đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền trên.

Trường hợp nào được miễn cấp phép xây dựng? 

Xin giấy phép xây dựng là một thủ tục pháp lý bắt buộc, tuy nhiên vẫn có ngoại lệ. Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng bao gồm:

(1) Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;

(2) Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị,.. cùng một số cơ quan có thẩm quyền khác quyết định đầu tư xây dựng;

(3) Công trình xây dựng tạm theo quy định pháp luật;

(4) Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.Bao gồm việc sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, an toàn kết cấu chịu lực của công trình; phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;

(5) Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;

(6) Công trình xây dựng nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

(7) Công trình xây dựng được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng;

(8) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

(9) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.

Luật Minh Tú – dịch vụ xin cấp giấy phép xây dựng uy tín 

Để hoàn thiện một bộ hồ sơ xin cấp phép xây dựng chưa bao giờ là một việc đơn giản. Hãy để Luật Minh Tú giúp bạn cung cấp dịch vụ xin giấy phép xây dựng.

Với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực giấy phép, đặc biệt về xây dựng, chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoàn thiện mọi thủ tục xin giấy phép xây dựng một cách nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm thời gian cho bạn. Luật Minh Tú cam kết mang đến cho bạn những dịch vụ:

  • Tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến quy trình, thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định hiện hành.
  • Thay mặt và hỗ trợ quý khách hàng thu thập, hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đầy đủ, chính xác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng và theo dõi liên tục tiến độ giải quyết hồ sơ của cơ quan nhà nước.
  • Hỗ trợ quý khách hàng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình xin cấp giấy phép xây dựng một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Thông tin liên hệ:

Kết luận

Trong bối cảnh phát triển xây dựng hiện nay, giấy phép xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trọng tại Việt Nam. Đây không chỉ là một yêu cầu bắt buộc về mặt pháp lý mà còn có ý nghĩa trong việc bảo đảm cho sự an toàn, hợp pháp và bền vững của các công trình xây dựng.

Việc có giấy phép xây dựng đồng nghĩa với việc chủ đầu tư cam kết tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời giúp quản lý rủi ro và bảo vệ quyền lợi của cả chủ đầu tư và cộng đồng dân cư. Cùng Luật Minh Tú xây dựng pháp lý cho công trình của bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *