Bạn có biết cách soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại sao cho phù hợp với pháp luật nhưng vẫn đảm bảo được lợi ích cho doanh nghiệp của bạn không? Bạn có biết những nội dung cần lưu ý khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại?
Trong bài viết dưới đây, Luật Minh Tú sẽ giải quyết mọi thắc mắc mà bạn đang gặp phải. Hãy đọc ngay!
Theo quy định mới nhất, hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì?
Nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh, theo đó, bên nhượng quyền sẽ cho phép bên được nhượng quyền sử dụng tên thương hiệu, nhãn hiệu, hình ảnh,… của mình để kinh doanh tạo ra lợi nhuận và hưởng lợi từ nó một cách hợp pháp.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là công cụ để ghi nhận toàn bộ nội dung như thông tin các bên tham gia nhượng quyền và nhận nhượng quyền, thông tin về đối tượng được nhượng quyền, điều khoản về chi phí nhượng quyền, bồi thường,…
Ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại giúp quá trình kinh doanh diễn ra hiệu quả
Nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là một trong những yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp của bạn giảm thiểu được thấp nhất những rủi ro pháp lý trong quá trình kinh doanh. Do đó, hãy lưu ý đến các điều khoản được thỏa thuận trong hợp đồng.
Những điều khoản quan trọng khi soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại
Chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định mới nhất
Thông thường, một hợp đồng nhượng quyền thương mại gồm có 02 chủ thể là bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền.
Tuy nhiên, để có thể tham gia ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại, các chủ thể cần phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành như:
- Bên nhượng quyền phải có uy tín trên thị trường và đã kinh doanh hệ thống nhượng quyền trong thời gian tối thiểu 01 năm.
- Bên nhận nhượng quyền phải có giấy phép kinh doanh ngành, nghề liên quan đến ngành, nghề nhận nhượng quyền thương mại.
Chủ thể trong hợp đồng nhượng quyền thương mại phải đáp ứng các điều kiện nhất định
Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì?
Trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, đối tượng nhượng quyền sẽ là quyền thương mại. Quyền thương mại này là tổng hợp các yếu tố về nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tượng, khẩu hiệu, logo và các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ khác.
Để hợp đồng có được giá trị pháp lý cao nhất và hạn chế thấp nhất rủi ro trong quá trình thực hiện thỏa thuận trong hợp đồng, mỗi một yếu tố trong quyền thương mại, các bên phải mô tả một cách đầy đủ và chi tiết nhất, đồng thời, kèm theo hình ảnh, âm thanh nếu có.
Quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
Để giảm nguy cơ về đạo nhái, sao chép, ăn cắp chất xám kinh doanh,… bên nhượng quyền cần đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho các đối tượng của quyền thương mại.
Cần có những điều khoản ràng buộc cho bên nhận nhượng quyền như không sử dụng các yếu tố nhượng quyền cho mục đích ngoài phạm vi đã cam kết trong hợp đồng.
Điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ mang yếu tố cốt lõi trong nhượng quyền thương mại, các bên tham gia hợp đồng cần có những cam kết cụ thể, rõ ràng.
Phí nhượng quyền, lợi tức, nghĩa vụ tài chính và các chi phí khác
Đối với kinh doanh nhượng quyền thương mại, thường có 02 khoản phí cố định đó là phí nhượng quyền ban đầu và phí nhượng quyền định kỳ.
Phải có điều khoản chi tiết về thời gian thanh toán, liệt kê rõ thông tin nhận thanh toán của các bên, trong trường hợp muốn tăng phí nhượng quyền thì phải thông báo trước bao nhiêu ngày,…
Về các phí khác như đào tạo; nguyên vật liệu, chi phí marketing, quảng cáo,… cần có các thỏa thuận phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Chi phí được thỏa thuận phải phù hợp với khả năng kinh tế của doanh nghiệp
Quyền và nghĩa vụ của Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền
Bên nhượng quyền có một số quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Kiểm tra, giám sát quá trình chọn địa điểm, lắp đặt, xây dựng cơ sở vật chất đúng theo tiêu chuẩn của đối tượng nhượng quyền.
- Thực hiện việc chuyển giao, tư vấn – huấn luyện, đào tạo, hỗ trợ nhân sự, và hướng dẫn ban đầu cho bên nhận nhượng quyền vận hành, tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.
- Đảm bảo về yếu tố cạnh tranh cho bên nhận nhượng quyền, chẳng hạn như bên nhận quyền sẽ là đơn vị nhận nhượng quyền độc quyền duy nhất trong một khu vực nhất định.
- Bảo đảm về quyền sở hữu trí tuệ đối với các yếu tố nhượng quyền.
Bên nhận nhượng quyền có một số quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền; cam kết không sao chép, không có bất kỳ hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ.
- Thực hiện việc báo cáo, chấp nhận sự kiểm tra, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền.
- Thực hiện việc chi trả các khoản phí nhượng quyền, phí liên quan.
- Không được công bố lên các phương tiện đại chúng, niêm yết giá cung cấp dịch vụ, sản phẩm liên quan cao hơn hoặc thấp hơn giá quy định của bên nhượng quyền.
- Phải đảm bảo có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ, sản phẩm phù hợp với ngành, nghề nhận nhượng quyền.
Điều khoản về gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp
Có các điều khoản cụ thể, rõ ràng về những vấn đề sau:
- Thời gian gia hạn hợp đồng, phương thức thông báo,…
- Những trường hợp được chấm dứt hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng, hậu quả pháp lý, hình thức bồi thường,…
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, đây là điều khoản quan trọng đối với những hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại đầy đủ và mới nhất
Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại chi tiết nhất của Luật Minh Tú
Nhấn vào đây để tải đầy đủ mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại do Luật Minh Tú biên soạn.
Những câu hỏi thường gặp khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực khi nào?
Hợp đồng nhượng quyền thương mại được coi là có hiệu lực kể từ khi ký kết, trong trường hợp các bên có thỏa thuận khác về thời điểm có hiệu lực thì tuân theo sự thỏa thuận đó.
Đối với phần nội dung trong hợp đồng nhượng quyền thương mại liên quan đến việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ thì phải tuân theo các quy định của luật sở hữu trí tuệ.
Ai được phép ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại?
Chỉ có những chủ thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì mới được phép kinh doanh nhượng quyền và được phép ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Đối với chủ thể nhận nhượng quyền, cần phải đăng ký kinh doanh ngành, nghề phù hợp với đối tượng dự định nhận nhượng quyền thương mại.
Đối với chủ thể nhượng quyền cần đáp ứng điều kiện là thương nhân và hệ thống dự định nhượng quyền phải hoạt động liên tục tối thiểu một năm.
Điều kiện để được ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại
Bên nhượng quyền cần lưu ý gì khi soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại?
Một số yếu tố quan trọng mà bên nhượng quyền cần lưu ý là:
- Yếu tố ràng buộc bên nhận nhượng bảo mật thông tin liên quan đến nhượng quyền.
- Các điều khoản về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Tài chính để vận hành thương hiệu của bên nhận nhượng quyền.
- Bên nhận nhượng quyền có được phép kinh doanh lĩnh vực nhận nhượng quyền hay không?
Bên nhận nhượng quyền cần lưu ý gì khi ký hợp đồng nhượng quyền thương mại?
Bên nhận nhượng quyền cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây, khi thực ký kết hợp đồng nhượng quyền thương hiệu. Hiểu về nhượng quyền thương hiệu:
- Bên nhượng quyền là chủ sở hữu của đối tượng nhượng quyền hay bên nhượng quyền là chủ thể nhượng quyền lại.
- Mức độ uy tín của bên nhượng quyền, hệ thống nhượng quyền đã đầy đủ điều kiện nhượng quyền hay chưa.
- Các khoản chi phí để nhận nhượng quyền.
- Bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ gì cho doanh nghiệp nhận nhượng quyền (đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ,…).
Lưu ý của bên nhận nhượng quyền
Đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại có được không?
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định Nghị định 35/2006/NĐ-CP, các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại, cụ thể như sau:
- Nếu bên nhượng quyền không tuân thủ nghĩa vụ theo Điều 287 của Luật Thương mại, bên nhận nhượng quyền có thể chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại một cách đơn phương.
- Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu bên nhận nhượng quyền không còn Giấy phép kinh doanh liên quan đến ngành, nghề nhận nhượng quyền, vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến uy tín của hệ thống nhượng quyền,…
- Các trường hợp khác trong hợp đồng mà các bên đã tiến hành thỏa thuận vào ký kết trước đó.
Dịch vụ tư vấn và soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại của Luật Minh Tú
Luật Minh Tú có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, sẵn sàng đại diện, tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong quá trình đàm phán, soạn thảo và tiến hành ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại. Chúng tôi tự hào là dịch vụ tư vấn pháp lý nhượng quyền đáng tin cậy.
Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những bản hợp đồng phù hợp với yêu cầu, mục đích và đảm bảo tốt nhất lợi ích của khách hàng, đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật.
Với dịch vụ tư vấn và soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại của Luật Minh Tú, khách hàng sẽ có được sự an tâm và tin cậy khi tham gia vào các giao dịch nhượng quyền thương mại.
Luật Minh Tú – đơn vị tư vấn pháp lý uy tín
Nếu cần hỗ trợ bất kỳ vấn đề gì, hãy liên hệ ngay với Luật Minh Tú. Chúng tôi luôn sẵn lòng đồng hành cùng bạn và doanh nghiệp của bạn.
- Trụ sở công ty tọa lạc tại: Lầu 25, tòa nhà LIMTOWER số 9-11 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Email: votu@luatminhtu.com
- Hotline: 096 783 78 68
- Fanpage: https://www.facebook.com/luatminhtu
- Website: luatminhtu.vn
Trên đây là toàn bộ thông tin về hợp động nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Hy vọng bài viết đã giúp bạn và doanh nghiệp của bạn có được một bản hợp đồng nhượng quyền thương mại chi tiết và đầy đủ nhất.