Nhà Tiền Chế: Cần Hay Không Cần Xin Giấy Phép Xây Dựng?

Nhà tiền chế có cần xin giấy phép xây dựng không? Ngày nay, với nhu cầu nhà ở ngày càng tăng cao, nhà tiền chế nổi lên như một giải pháp xây dựng tối ưu đã thu hút sự quan tâm của nhiều gia đình. Loại hình nhà ở này có nhiều ưu điểm vượt trội so với nhà xây dựng truyền thống, mang đến sự tiện lợi, tiết kiệm và tính thẩm mỹ cao. 

Tuy nhiên, việc xây dựng nhà tiền chế có cần xin giấy phép hay không vẫn là thắc mắc của nhiều người. Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này, đồng thời cung cấp thông tin hữu ích về quy trình xin Giấy phép xây dựng nhà tiền chế, thủ tục cấp phép và dịch vụ hỗ trợ trọn gói từ Luật Minh Tú.

1. Thế nào là nhà tiền chế?

Bạn đã hiểu rõ về nhà tiền chế – nhà tạm chưa?

Nhà tiền chế, nhà tạm hay còn gọi là nhà thép tiền chế, là loại công trình được kết cấu bằng vật liệu chính là thép. Các cấu kiện thép này được sản xuất tại nhà máy theo số lượng và kích thước đúng yêu cầu của từng bản vẽ kỹ thuật.

Sau khi chế tạo thành công, các cấu kiện thép sẽ được vận chuyển đến công trình và lắp ráp để hoàn thiện hình dáng sơ bộ về bộ khung của công trình.

Nhà tiền chế được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: nhà ở, nhà xưởng, kho bãi, siêu thị, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện,…

2. Ưu điểm và nhược điểm khi xây dựng nhà tiền chế

2.1 Nhà tiền chế có những ưu điểm gì so với nhà truyền thống?

Khả năng chịu lực mạnh mẽ: Khung thép kiên cố, vững chãi, chịu được tải trọng lớn, thích hợp cho những công trình đòi hỏi độ bền cao như nhà kho, siêu thị, nhà xưởng,…

Tính kín khít, chống thấm nước hiệu quả: Các mối nối được gia công tỉ mỉ, kết hợp với vật liệu lợp mái cao cấp đảm bảo tốt khả năng chống thấm nước, bảo vệ công trình khỏi các tác động của thời tiết.

Tiết kiệm chi phí nhân công: Quá trình thi công nhà tiền chế đòi hỏi ít nhân công hơn so với nhà xây dựng truyền thống, góp phần giảm thiểu chi phí xây dựng.

Dễ dàng mở rộng quy mô: Khả năng linh hoạt của nhà tiền chế cho phép dễ dàng mở rộng diện tích hoặc thay đổi kết cấu khi cần thiết.

2.2 Nhược điểm cần lưu ý khi sử dụng nhà tiền chế

Khả năng chống cháy hạn chế: Thép là vật liệu dễ nóng chảy và biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Do đó, khi xảy ra hỏa hoạn, khung thép có thể bị biến dạng, sụp đổ nhanh chóng, gây nguy hiểm cho người và tài sản bên trong.

Dễ bị ăn mòn: Do kết cấu chính của nhà thép tiền chế sử dụng thép, mà Việt Nam lại có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện cho thép dễ bị gỉ sét, dẫn đến công trình bị bào mòn, giảm tuổi thọ.

Yêu cầu kỹ thuật cao: Việc thi công nhà thép tiền chế đòi hỏi kỹ thuật cao và đội ngũ nhân công lành nghề để đảm bảo chất lượng và an toàn cho công trình. Nếu không được thi công đúng kỹ thuật, nhà thép tiền chế có thể gặp các vấn đề như: rò rỉ nước, nứt nẻ kết cấu, cong vênh mái tôn,…

3. Xây dựng nhà tiền chế có bắt buộc xin Giấy phép xây dựng không?

Xây nhà tiền chế có cần xin giấy phép xây dựng hay không?

Một số trường hợp được miễn Giấy phép xây dựng

Trước khi bắt đầu khởi công xây dựng một công trình nào đó, chủ công trình phải xin Giấy phép xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền, ngoại trừ một số trường hợp sau đây là được miễn (không cần xin Giấy phép xây dựng):

  • Công trình đặc thù liên quan đến an ninh quốc phòng, bí mật quốc gia.
  • Công trình thuộc dự án đầu tư được Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các cấp quyết định.
  • Công trình xây dựng tạm để phục vụ thi công cho công trình chính.
  • Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt và nhà ở riêng lẻ, trừ nhà ở trong khu bảo tồn, di tích lịch sử – văn hóa.
  • Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, nhà ở dưới 7 tầng hoặc dưới 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 được duyệt.
  • Sửa chữa, cải tạo bên trong công trình, không thay đổi kết cấu, công năng, môi trường, an toàn hoặc thay đổi kiến trúc mặt ngoài (ngoài đường trong đô thị có yêu cầu quản lý kiến trúc).
  • Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn nơi chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt.
  • Công trình ngoài đô thị phù hợp quy hoạch xây dựng được phê duyệt hoặc chấp thuận về hướng tuyến.

Để biết chính xác thông tin, vui lòng tra cứu tại Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020) hoặc liên hệ với Luật Minh Tú để được hỗ trợ thông tin chính xác về trường hợp của bạn.

Tiêu chí cân nhắc

Như vậy, nhà tiền chế có bắt buộc phải xin Giấy phép xây dựng hay không phụ thuộc vào mục đích sử dụng và vị trí xây dựng của công trình:

  • Nếu công trình thuộc các trường hợp được miễn thủ tục xin Giấy phép xây dựng như trên thì không cần xin giấy phép.
  • Nếu không thuộc, chủ công trình bắt buộc phải xin giấy phép theo trình tự quy định của pháp luật hiện hành.

Việc được miễn Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật không đồng nghĩa với việc bạn được phép xây dựng một cách tự do, tùy ý. Vẫn có những trách nhiệm mà bạn cần tuân thủ để đảm bảo an toàn cho công trình và bảo vệ môi trường xung quanh:

  • Tuân thủ các quy định về kỹ thuật xây dựng, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng, đảm bảo an toàn cho người và tài sản, phù hợp với quy hoạch xây dựng, bảo vệ môi trường và không ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người khác.
  • Thông báo đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương trước khi tiến hành khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng để theo dõi, lưu hồ sơ và kiểm tra định kỳ trong quá trình thi công, đảm bảo công trình được thực hiện đúng quy định.

4. Tất tần tật về quy trình xin Giấy phép xây dựng nhà tiền chế

Tìm hiểu quy trình xin giấy phép xây dựng nhà tiền chế cùng Luật Minh Tú

4.1 Hồ sơ để xin Giấy phép xây dựng nhà tiền chế

Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng đối với nhà tiền chế bao gồm các giấy tờ sau: 

  1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng: Sử dụng theo mẫu quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP hoặc mua tại nơi nộp hồ sơ.
  2. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện hành và các văn bản liên quan như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…
  3. Quyết định phê duyệt dự án: Là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dự án xây dựng nhà lắp ghép, nhà tiền chế.
  4. Văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng về hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở (nếu có).
  5. Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
  6. Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy cùng với các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt kèm theo theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
  7. Văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường đối với trường hợp không thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng.

Bản vẽ thiết kế xây dựng gồm 02 bộ:

  • Sơ đồ vị trí tuyến công trình.
  • Bản vẽ các mặt cắt dọc và mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình.
  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình.
  • Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng.
  • Bản vẽ mặt bằng đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, dự án.
  • Các bản vẽ thể hiện giải pháp kết cấu chính của công trình.

4.2 Thủ tục xin Giấy phép xây dựng nhà tiền chế

4.2.1 Nộp hồ sơ

Chủ công trình chuẩn bị đầy đủ 02 bộ hồ sơ nêu trên.

Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có công trình xây dựng.

4.2.2 Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép xây dựng và tiến hành kiểm tra hồ sơ.

  • Nếu hồ sơ đáp ứng yêu cầu: Ghi giấy biên nhận.
  • Nếu hồ sơ không đáp ứng: Hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ.

4.2.3 Thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực địa

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa trong 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng quy định hoặc không đúng thực tế.

Thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ (nếu có).

Trong 05 ngày làm việc, nếu hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng yêu cầu: Thông báo bằng văn bản hướng dẫn chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ.

Nếu chủ đầu tư không bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu: Thông báo bằng văn bản về lý do không cấp giấy phép trong 03 ngày làm việc.

4.2.4 Đối chiếu và lấy ý kiến cơ quan liên quan

Cơ quan thẩm định sẽ đối chiếu hồ sơ với các điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng. Sau đó tiến hành gửi văn bản lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về các lĩnh vực liên quan.

Cơ quan quản lý nhà nước sẽ trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình trong thời hạn 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ.

4.2.5 Cấp Giấy phép xây dựng nhà ở tiền chế

Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ và các ý kiến phản hồi.

Cấp Giấy phép xây dựng nếu hồ sơ hợp lệ và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định.

Thời hạn cấp phép là 30 ngày đối với công trình và 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ.

Lưu ý: Nếu cần xem xét thêm, cơ quan cấp phép xây dựng sẽ thông báo cho chủ đầu tư lý do và báo cáo cấp trên để chỉ đạo thực hiện. Thời gian giải quyết không quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn quy định.

Có thể bạn quan tâm: xin giấy phép san lấp mặt bằng

4. Dịch vụ tư vấn và xin Giấy phép xây dựng nhà tiền chế trọn gói của Luật Minh Tú

Bạn đang muốn xây dựng nhà tiền chế nhưng gặp nhiều khó khăn về thủ tục pháp lý?

Hãy đến với Luật Minh Tú – chuyên gia uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn và xin Giấy phép xây dựng nhà tiền chế trọn gói, pháp lý bất động sản đáng tin cậy. Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn cao, Luật Minh Tú cam kết mang đến cho bạn dịch vụ hoàn hảo.

  • Tư vấn pháp lý: Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ và các bước cần thiết để xin Giấy phép xây dựng.
  • Chuẩn bị hồ sơ: Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ xin Giấy phép xây dựng theo quy định.
  • Nộp và theo dõi hồ sơ: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ và theo dõi quá trình giải quyết tại cơ quan chức năng.

Thông tin liên hệ:

  • Trụ sở công ty tọa lạc tại: Lầu 25, tòa nhà LIMTOWER số 9-11 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Email: votu@luatminhtu.com
  • Hotline: 096 783 78 68
  • Fanpage: https://www.facebook.com/luatminhtu
  • Website: luatminhtu.vn

Nhà tiền chế là giải pháp xây dựng nhà ở thông minh, tiện lợi và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà tiền chế cần tuân thủ các quy định về pháp luật, đặc biệt là về thủ tục xin Giấy phép xây dựng.

Bài viết này đã cung cấp thông tin chi tiết về quy trình xin Giấy phép xây dựng nhà tiền chế, giúp bạn dễ dàng thực hiện các thủ tục cần thiết.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo dịch vụ tư vấn và xin Giấy phép xây dựng nhà tiền chế

3 thoughts on “Nhà Tiền Chế: Cần Hay Không Cần Xin Giấy Phép Xây Dựng?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *