Nhượng quyền thương mại là hình thức kinh doanh hiệu quả giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận. Đồng thời đây cũng là hình thức đáng để đầu tư làm gia tăng thu nhập ít rủi ro đối với các nhà đầu tư có nguồn tiền nhàn rỗi.
Vậy nhượng quyền thương mại là gì? Để nhượng quyền hay nhận nhượng quyền cần những yêu cầu gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc cơ bản của bạn về nhượng quyền thương mại.
Nhượng quyền thương mại là gì?
Căn cứ Điều 284 Luật Thương mại năm 2005, nhượng quyền thương mại được xác định là hoạt động thương mại mà bên nhượng quyền cấp phép và yêu cầu bên nhận quyền tự tiến hành việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ dưới các điều kiện sau:
- Mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ phải tiến hành theo bên nhượng quyền quy định như: nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, và các chiến lược quảng cáo của bên nhượng quyền.
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận nhượng quyền trong việc điều hành kinh doanh nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Cùng Luật Minh Tú giải đáp thắc mắc liên quan đến nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam có những hình thức nào?
Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức khác nhau, dựa trên các tiêu chí như khu vực lãnh thổ, tiêu chí kinh doanh, công thức kinh doanh, mục tiêu hoạt động, phát triển kinh doanh. Các hình thức nhượng quyền thương mại rất đa dạng, được chia thành nhiều tiêu chí.
Nhượng quyền thương mại theo phạm vị khu vực lãnh thổ
Mô hình này tập trung vào việc nhượng quyền hoạt động kinh doanh trong một khu vực cụ thể, giúp tối ưu hóa sự phân bổ thương hiệu tại khu vực như:
- Nhượng quyền thương mại trong nước có rất nhiều thương hiệu trong nước đã dùng hình thức này để mở rộng thị phần như: Bánh mì Hà Nội, Bò né 3 Ngon, Saigon Coop, Cộng Cà phê, Bánh mì Tuấn Mập
- Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam là hình thức mà các chủ thương hiệu nước ngoài thực hiện đầu tư vào Việt Nam có thể kể đến một số thương hiệu nổi tiếng như: Pizza Hut, KFC, Gong Cha, Koi Thé, Starbucks,…
- Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài giúp mở rộng thị trường cho các thương hiệu lớn phải kể đến như: Trung Nguyên, Phở 24, TH True Milk,….
Nhượng quyền thương mại theo tiêu chí kinh doanh
Nhượng quyền thương mại dựa trên các tiêu chí kinh doanh cụ thể ở đây là nhượng quyền phân phối sản phẩm:
- Đây là hình thức mà bên nhận nhượng quyền sẽ phân phối sản phẩm hay cung ứng dịch vụ của bên nhượng quyền. Theo đó, bên nhận quyền được cung cấp: nhãn hiệu, khẩu hiệu, logo, chiến dịch quảng cáo,… của bên nhượng quyền.
- Mô hình này dựa trên nền tảng sản phẩm, được tạo dựng trên mối quan hệ giữa nhà sản xuất và đại lý phân phối.
Nhượng quyền sử dụng bí mật công thức kinh doanh
Hình thức này không chỉ cho phép bên nhận nhượng quyền được phép phân phối các sản phẩm dưới dạng thương hiệu bên nhượng quyền mà còn được chuyển giao kỹ thuật, công thức kinh doanh.
Mô hình này giúp người nhận quyền triển khai một cách hiệu quả các hoạt động kinh doanh theo mô hình đã được chứng minh thành công từ người nhượng quyền. Điều này rất quan trọng trong việc xây dựng và duy trì thương hiệu trên thị trường.
Nhượng quyền theo mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh
Nhượng quyền thương mại độc quyền
Đây là hình thức nhượng quyền phổ biến được các thương hiệu lớn ưu tiên trong việc mở rộng thương hiệu của mình ra nước ngoài.
Các chủ thương hiệu sẽ hợp tác với một hoặc một vài đối tác tại khu vực hay quốc gia để đưa thương hiệu của mình vào thị trường của đối tác đang kinh doanh. Theo đó bên nhượng quyền sẽ nhượng quyền thương mại độc quyền sản phẩm hay dịch vụ của mình cho đối tác nhận chuyển nhượng.
Đồng thời, bên nhận nhượng quyền sẽ phải chi trả một khoản phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền. Nhưng đổi lại họ được quyền chủ động tự mở thêm nhiều các cửa hàng hay bán chuyển nhượng thương hiệu lại cho bất kỳ cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp khác trong phạm vi khu vực mà họ có thể kiểm soát được.
Nhượng quyền thương mại độc quyền được ưu tiên trong việc mở rộng thương hiệu ra nước ngoài
Nhượng quyền thương mại theo vùng
Có thể hiểu hình thức này cho phép người nhận nhượng quyền sẽ nhận nhượng quyền từ người chủ thương hiệu hoặc người mua nhượng quyền thương mại độc quyền để bán lại cho các nhà phân phối nhỏ lẻ trong vùng theo quy định pháp luật và giao kết hợp đồng.
Mô hình này giúp phát triển kinh doanh, phủ sóng thương hiệu trong một khu vực hoặc vùng địa lý cụ thể, giới hạn bởi các địa giới hoặc đơn vị hành chính lãnh thổ.
Nhượng quyền thương mại phát triển khu vực
Hình thức này giúp những người nhận nhượng quyền được độc quyền về thương hiệu trong một phạm vi và thời hạn nhất định. Tuy nhiên bên nhận nhượng quyền phát triển theo khu vực và không được nhượng quyền lại.
Để được độc quyền trong khu vực nhất định, bên nhận nhượng quyền phải trả khoản phí nhượng quyền và cam kết phát triển theo thỏa thuận đề ra của bên nhượng quyền giúp tạo ra sự nhất quán trong việc quản lý và phát triển kinh doanh trên quy mô rộng lớn.
Điều kiện nhượng quyền thương mại
Điều kiện nhượng quyền thương mại thường được xác định trong các hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền phù hợp quy định của pháp luật:
- Hợp đồng và thỏa thuận các bên phải phù hợp với quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ khi tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại.
- Năng lực và kinh nghiệm các bên phù hợp để vận hành kinh doanh theo mô hình đã được chuyển giao cũng như quản lý quá trình vận hành hệ thống.
- Có nguồn lực tài chính để triển khai và duy trì hoạt động kinh doanh theo mô hình nhượng quyền.
- Chất lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cần tuân thủ các tiêu chuẩn và đồng nhất giữa các cơ sở nhượng quyền.
- Các khoản chi phí nhượng quyền và phát sinh cũng như hình thức thanh toán cần được đàm phán rõ ràng.
- Bên nhượng quyền phải cung cấp hỗ trợ ban đầu các kiến thức cần thiết, hướng dẫn về quy trình để bên nhận quyền có thể khởi đầu và vận hành kinh doanh.
- Xác định rõ về thời hạn hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại và điều kiện gia hạn nếu có.
Các điều kiện trên có thể điều chỉnh hoặc cụ thể hóa tùy thuộc vào mô hình nhượng quyền, loại hình kinh doanh, và các yêu cầu riêng biệt của từng bên liên quan. Điều này giúp tạo ra sự minh bạch và công bằng cho cả hai bên trong quá trình nhượng quyền thương mại.
Quy định nhượng quyền thương mại giữa các bên liên quan
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại, pháp luật có những quy định bắt buộc về điều kiện cụ thể như sau:
Bên nhượng quyền
- Phải có thương hiệu uy tín trên thị trường và đã kinh doanh tối thiểu là 1 năm.
- Các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, và các sản phẩm trí tuệ khác (nếu có) phải được bảo hộ phù hợp với quy định của pháp luật.
- Có quy trình, hệ thống quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của hệ thống nhượng quyền thương mại luôn đạt tiêu chuẩn.
- Cam kết hỗ trợ, đào tạo, chuyển giao công nghệ và bí quyết kinh doanh cho bên nhận quyền để bên nhận quyền có thể vận hành hệ thống nhượng quyền thương mại một cách hiệu quả.
Bên nhận nhượng quyền
- Đảm bảo đủ năng lực tài chính để đầu tư vào hệ thống nhượng quyền thương mại thiết lập cơ sở vật chất, nguồn nhân lực,… theo thỏa thuận với bên chuyển nhượng.
- Có kinh nghiệm quản lý kinh doanh phù hợp với quy mô và tính chất của hệ thống nhượng quyền thương mại.
- Cam kết tuân thủ các quy định của bên nhượng quyền về hệ thống nhượng quyền thương mại, bao gồm: các quy trình, quy định, tiêu chuẩn, hệ thống quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,…
- Bảo mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp tác với bên chuyển nhượng.
- Khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng chuyển nhượng phải ngừng sử dụng thương hiệu, hàng hoá, dịch vụ, kể cả các sản phẩm trí tuệ khác (nếu có),… của bên nhượng quyền.
Các quy định về nhượng quyền thương mại nhằm bảo vệ lợi ích của các bên liên quan
Nhượng quyền thương mại cho bên thứ 3
- Bên nhận chuyển chuyển nhượng có thể nhượng quyền cho bên thứ 3 nếu có sự đồng thuận của chủ thương hiệu hoặc bên chuyển nhượng.
- Bên nhận chuyển nhượng khi chuyển nhượng cho bên thứ 3 phải chuyển giao đầy đủ đảm bảo chất lượng, quy mô, tính chất hệ thống, uy tín thương hiệu cho bên chuyển nhượng và bên thứ 3.
- Đồng thời bên thứ ba nếu cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện của bên nhận nhượng quyền khi nhận chuyển nhượng.
Dịch vụ tư vấn nhượng quyền thương mại uy tín tại Luật Minh Tú
Hiện nay nhu cầu mở rộng thị trường đang là vấn đề cấp thiết của các nhà kinh doanh và đầu tư, một trong những xu thế mở rộng thị phần được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn hướng đến đó chính là nhượng quyền thương mại. Bạn đang tìm kiếm dịch vụ tư vấn nhượng quyền uy tín?
Luật Minh Tú luôn là đơn vị tư vấn nhượng quyền được nhiều khách hàng lựa chọn
Với nhiều năm kinh nghiệm hành nghề luật, đi đầu trong lĩnh vực tư vấn nhượng quyền thương mại, Luật Minh Tú luôn hướng đến khách hàng với những dịch vụ tốt nhất như:
- Cập nhật cho bạn đọc các thông tin mới nhất theo pháp luật hiện hành
- Tư vấn pháp luật cho các bên nhượng quyền, bên nhận quyền
- Tư vấn hoặc đại diện khách hàng trong quá trình đàm phán nhượng quyền
- Đại diện khách hàng theo ủy quyền làm việc với các cơ quan nhà nước
- Hướng dẫn viết đơn khởi kiện, tham gia tố tố tụng khi có tranh chấp ngoài ý muốn
- Đưa ra các giải pháp pháp lý hiệu quả riêng với từng mục tiêu khách hàng
Thông tin liên hệ:
- Trụ sở công ty tọa lạc tại: Lầu 25, tòa nhà LIM TOWER số 9-11 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 096 783 78 68
- Email: vhtu@luatminhtu.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/luatminhtu
- Website: luatminhtu.vn
Hy vọng những chia sẻ từ bài viết trên sẽ mang tới cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan tới nhượng quyền thương mại. Nếu như bạn có thắc mắc nào cần được tư vấn thì đừng chần chừ, hãy liên hệ đến Luật Minh Tú để được hỗ trợ ngay hôm nay nhé!