“Nhiều chủ doanh nghiệp không nghĩ rằng mô hình của họ có thể nhượng quyền được đến khi một ai nói cho họ” Thạc sĩ – Luật sư Võ Hồng Tú
Nhượng quyền thương mại là gì?
Nhượng quyền thương mại là gì? là hình thức kinh doanh được thai nghén từ thế kỷ thứ 18 tại Châu Âu. Tuy nhiên, cái nôi của nhượng quyền phải kể đến Hoa Kỳ với sự khởi phát từ thương hiệu máy may Singer trong những năm 50 của thế kỷ 19. Cho đến nay, nhượng quyền thương mại vẫn được xem là cách thức phát triển kinh doanh nhanh chóng, giúp mở rộng mô hình, phát triển thương hiệu. Việt Nam là một trong 3 quốc gia Đông Nam Á có thị trường nhượng quyền thương mại sôi động, chỉ sau Phillipines và Indonesia.
Nhượng quyền F&B – lựa chọn tối ưu trong thị trường “triệu đô”.
Hiểu rõ lợi ích và cả những rủi ro trong một thương vụ nhượng quyền, Luật Minh Tú tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý nhượng quyền toàn diện giúp thương hiệu của bạn nhượng quyền thành công.
Các mô hình nhượng quyền thường gặp
Chia sẻ từ các khách hàng thành công trong mô hình nhượng quyền
4 Mô hình nhượng quyền phổ biến
Các hình thức nhượng quyền thương mại phổ biến hiện nay.
Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (Full business format franchise)
Bên nhượng quyền chuyển nhượng đầy đủ hệ thống (chiến lược, quy trình vận hành, chính sách quản lý, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo…); bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh; hệ thống thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ.
Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise)
Bên nhượng quyền nhượng một phần sản phẩm, hình thức kinh doanh đến đối tác nhận quyền.
Nhượng quyền có tham gia quản lý (management franchise)
Bên cạnh chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và mô hình/công thức kinh doanh, bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản lý và điều hành.
Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (equity franchise)
Bên nhượng quyền tham gia đầu tư vốn với tỷ lệ nhỏ và có thể tham gia vào hội đồng quản trị công ty của đối tác nhận quyền.
Những vấn đề gặp phải khi kinh doanh nhượng quyền
- Rủi ro về thương hiệu, bí mật kinh doanh.
- Rủi ro về tài chính (khoản tiền đầu tư lớn để xây dựng và quản trị hệ thống).
- Rủi ro về quản trị, vận hành (không thể kiểm soát hệ thống một cách tuyệt đối đối với hoạt động của bên nhận quyền).
- Rủi ro về pháp lý (chưa hiểu rõ pháp lý sản phẩm, thương hiệu, hợp đồng dẫn đến mâu thuẫn, khiếu nại, khởi kiện).
- Rủi ro về cạnh tranh trong chính hệ thống nhượng quyền (giữa bên nhượng quyền với bên nhận quyền và giữa các bên nhận quyền với nhau).
Giải pháp mà Luật Minh Tú giải quyết
- Đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến quyền thương mại để thực hiện nhượng quyền dưới các hình thức như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh…
- Thiết lập quy trình, hệ thống bảo mật, các quy định bảo mật thông tin đối với đội ngũ nhân sự và đối tác nhận nhượng quyền.
- Xây dựng kế hoạch tài chính chi tiết và thực hiện quản lý tài chính.
- Xây dựng quy trình vận hành, hỗ trợ và giám sát chặt chẽ.
- Đàm phán, thỏa thuận và xây dựng bộ hợp đồng nhượng quyền chuẩn pháp lý (điều khoản hạn chế cạnh tranh, phương thức xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp,..).
- Tìm hiểu kỹ về đối tác để tránh tình trạng lợi dụng, thâm nhập vào hệ thống nhượng quyền nhằm mục đích không thiện chí, không trung thực.
Luật Minh Tú hỗ trợ bạn
- Tư vấn tính khả thi và phù hợp trước khi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.
- Đăng ký bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ tại Cục Sở hữu trí tuệ.
- Tư vấn, soạn thảo Thỏa thuận bảo mật (giai đoạn trước, trong và kể cả sau khi chấm dứt Hợp đồng nhượng quyền)
- Tư vấn, hỗ trợ xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể, phù hợp với khả năng đầu tư của bên nhận quyền và đáp ứng điều kiện của bên nhượng quyền đưa ra.
- Tư vấn, xây dựng quy trình và Bộ Hợp đồng nhượng quyền thương mại đảm bảo tính pháp lý và kiểm soát rủi ro. Tư vấn và soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại đầy đủ.
- Tư vấn và hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý, vận hành phù hợp với mô hình nhượng quyền (đặt ra nguyên tắc tuân thủ và kiểm soát; cơ chế kiểm tra, báo cáo và xử lý vi phạm)
- Tư vấn, xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trong hệ thống nhượng quyền và điều khoản chống cạnh tranh.
- Hỗ trợ/đại diện Khách hàng đàm phán, ký kết Hợp đồng.
- Hỗ trợ/đại diện Khách hàng tham gia quá trình thương lượng, hòa giải; thực hiện thủ tục khiếu nại, khởi kiện theo quy định.
Để nhận được thông tin hữu ích bạn hãy để lại thông tin bên dưới để được tư vấn 1:1 cùng chuyên gia