Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Tổng quan Luật sở hữu trí tuệ mới nhất

sở hữu trí tuệ

Luật bản quyền và sở hữu trí tuệ là một trong những lĩnh vực pháp luật quan trọng giúp các cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với các sản phẩm sáng tạo thuộc về mình.

Vậy để trả lời các câu hỏi Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Thực hiện đăng ký sở hữu trí tuệ là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về quyền sở hữu trí tuệ cũng như Luật Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022), quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các tài sản trí tuệ trong đó bao gồm:

  • Quyền tác giả là quyền đối với tác phẩm văn hóa, nghệ thuật, khoa học do mình sáng tác, phát minh tạo ra hoặc sở hữu được hay còn gọi là quyền nhân thân và quyền tài sản. 
  • Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm quyền sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn về địa lý, bí mật kinh doanh.
  • Quyền đối với giống cây trồng là quyền đối với giống cây trồng mới trong quá trình tự lai tạo, tuyển chọn, phát hiện hoặc thuộc quyền sở hữu có tính sáng tạo, khác biệt.

Quyền sở hữu trí tuệ là một khía cạnh quan trọng mà các nhà đầu tư cần quan tâm trước khi đầu tư, nhất là khi đầu tư vào mô hình nhượng quyền thương mại.

quyen_so_huu_tri_tue_la_gi

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các tài sản trí tuệ

Các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ

Theo quy định của pháp luật, các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như sau:

Quyền tác giả:

  •  Các tác phẩm sáng tạo thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học
  • Chương trình được viết bằng máy tính, các bản ghi âm, ghi hình
  •  Biểu diễn nghệ thuật, mỹ thuật, thể dục, thể thao
  • Tác phẩm biểu diễn trên sân khấu, truyền hình, phim điện ảnh
  • Tác phẩm nhiếp ảnh
  • Bản vẽ, sơ đồ, bản đồ, bản phác thảo, tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng

Quyền sở hữu công nghiệp:

  • Sáng chế
  • Kiểu dáng công nghiệp
  • Nhãn hiệu
  • Tên thương mại
  • Chỉ dẫn địa lý
  • Bí mật kinh doanh

Giống cây trồng chưa được công bố phát minh:

  • Giống cây trồng mới
  • Giống cây trồng chưa được công bố phát minh

Quyền sở hữu trí tuệ quan trọng như thế nào?

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là cực kỳ quan trọng vì nó đảm bảo công bằng và khuyến khích sáng tạo, đổi mới và phát triển kinh tế.

Đối với chủ sở hữu:

  • Khai thác, sử dụng sản phẩm trí tuệ của mình một cách hiệu quả.
  • Tạo động lực sáng tạo những tài sản trí tuệ mới.

Đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân: 

  • Tạo dựng uy tín, thương hiệu trên thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút khách hàng.
  • Thúc đẩy hoạt động kinh doanh, phát triển thương mại

Đối với xã hội:

  • Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng được tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ chất lượng.
  • Thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ chất lượng đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Như vậy, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một vấn đề quan trọng, cần được quan tâm của các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội.

bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là một vấn đề quan trọng đối với toàn xã hội

Pháp luật Việt Nam bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ như thế nào?

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có thể được hiểu là việc Nhà nước và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này.

Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước và toàn xã hội. Việc thực thi hiệu quả các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động sáng tạo, đổi mới, nâng cao hiệu suất lao động và phát triển kinh tế.

Biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Biện pháp ngăn ngừa nhằm mục đích ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra như:

  • Thực hiện thủ tục đăng ký quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ
  • Thông báo quyền sở hữu trí tuệ.
  • Thường xuyên kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện khi tài sản trí tuệ bị xâm phạm.

Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm nhằm mục đích chấm dứt hành vi xâm phạm, khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu như:

  • Giao tiếp, đàm phán với người thực hiện hành vi xâm phạm để yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm.
  • Tố cáo, khiếu nại hành vi xâm phạm đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Các biện pháp bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện

Biện pháp hành chính

Khi phát hiện vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan chức năng có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm đảm xử phạt hành chính được áp dụng theo thủ tục hành chính như sau:

  • Tạm giữ người
  • Thu giữ hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm
  •  Khám người;
  • Khám phương tiện vận tải, nơi cất giữ tang vật hàng hóa 
  • Xử phạt vi phạm hành chính 

dang_ky_so_huu_tri_tue_la_gi

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước và toàn xã hội

Biện pháp dân sự

Biện pháp này được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại khi có hành vi xâm phạm xảy ra.  

Khi có đơn khởi kiện, Tòa án có thể áp dụng các biện pháp sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng cách buộc các cá nhân, tổ chức đó:

  • Dừng và chấm dứt hành vi xâm phạm trái phép
  • Xin lỗi người bị hại, công khai cải chính các thông tin
  • Thực hiện nghĩa vụ dân sự liên quan khác
  • Bồi thường thiệt hại đã gây ra
  • Tiêu hủy các phương tiện và tang vật vi phạm

Ngoài ra, các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp cấp thiết theo quy định pháp luật.

Biện pháp hình sự

Các trường hợp xâm phạm nghiêm trọng đến quyền sở hữu trí tuệ nếu đủ yếu tố có thể bị tòa án truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) với các tội danh như sau:

  • Tội danh về xâm phạm sở hữu trí tuệ: Quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225), Quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226).
  • Tội danh về hàng giả: Sản xuất buôn bán hàng giả (Điều 192), Hàng giả là thực phẩm (Điều 193), Các mặt hàng là thuốc chữa bệnh (Điều 194), Các mặt hàng dùng trong trồng trọt chăn nuôi (Điều 195).
  • Tội lừa dối khách hàng (Điều 198).

Các bước thực hiện đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Bước 1: Chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ cần thiết

Hồ sơ đăng ký cần có:

  • Đơn đăng ký theo quy định
  • Văn bản mô tả nêu rõ những đặc điểm tài sản trí tuệ 
  • Bản sao CCCD của chủ sở hữu
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức
  • Bản sao giấy ủy quyền (nếu có)

Bước 2: Nộp hồ sơ 

Hồ sơ được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại các tỉnh, thành phố.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ 

Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ trong thời hạn quy định của pháp luật.

Bước 4: Cấp văn bằng bảo hộ

Nếu hồ sơ đáp ứng các điều kiện theo quy định, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ.

Dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ uy tín tại Luật Minh Tú

Khoa học công nghệ phát triển nhu cầu bảo vệ các tài sản là sản phẩm sáng tạo lại trở nên vô cùng cần thiết. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý nói chung và sở hữu trí tuệ nói riêng Luật Minh Tú sẽ cung cấp cho bạn các dịch vụ pháp lý hiệu quả như:

  • Cập nhật cho bạn đọc các thông tin mới nhất theo pháp luật hiện hành
  • Tư vấn quyền sở hữu trí tuệ với các tài sản trí tuệ của khách hàng
  • Hướng dẫn hỗ trợ các thủ tục pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ
  • Viết đơn khởi kiện, tham gia tố tụng khi quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm
  • Đưa ra các giải pháp pháp lý hiệu quả riêng với từng mục tiêu khách hàng

đăng ký sở hữu trí tuệ là gì

Luật Minh Tú – đơn vị tư vấn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ uy tín

Thông tin liên hệ:

  • Trụ sở công ty tọa lạc tại: Lầu 25, tòa nhà LIM TOWER số 9-11 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 096 783 78 68
  • Email: vhtu@luatminhtu.vn
  • Fanpage: https://www.facebook.com/luatminhtu
  • Website: luatminhtu.vn

Hy vọng những chia sẻ từ bài viết trên sẽ mang tới cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ. Nếu như bạn có thắc mắc nào cần được tư vấn thì đừng chần chừ, hãy liên hệ đến Luật Minh Tú để được hỗ trợ ngay hôm nay nhé! 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *