Tranh chấp thương mại: Những vấn đề pháp lý quan trọng cần lưu ý

tranh-chap-thuong-mai

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, các mối quan hệ thương mại có xu hướng ngày càng đa dạng và phức tạp. Vì vậy, việc phát sinh các mâu thuẫn trong kinh doanh dẫn đến tranh chấp thương mại là điều khó tránh khỏi.

Pháp luật thương mại có những quy định quan trọng trong giải quyết tranh chấp nhằm đảm bảo tính công bằng của pháp luật và bảo vệ quyền lợi của các thương nhân. Bài viết sau sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về tranh chấp thương mại và cách giải quyết.

Tranh chấp thương mại là gì?

Có thể hiểu tranh chấp là những mâu thuẫn, bất đồng quan điểm giữa các chủ thể với nhau. Hơn nữa theo quy định Luật thương mại 2005, hoạt động thương mại là hoạt động mua bán sản phẩm, cung ứng dịch vụ và các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời khác. 

Vậy tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và lợi ích phát sinh trong hoạt động thương mại, giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa các thương nhân với một bên không phải là thương nhân.

giải quyết tranh chấp thương mại

Tranh chấp kinh doanh thương mại là gì?

Đặc điểm của tranh chấp thương mại

Chủ thể của hoạt động thương mại là các thương nhân với nhau hoặc thương nhân và bên còn lại không phải thương nhân. Vậy nên chủ thể tranh chấp thương mại sẽ có ít nhất một bên là thương nhân. 

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp thương mại là hành vi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật dẫn đến xung đột về quyền và lợi ích của các bên. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản và các lợi ích kinh tế của chủ thể. 

Tranh chấp kinh doanh thương mại tập trung vào quan hệ tài sản và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các bên liên quan.

Các loại tranh chấp thương mại

Dựa vào tính chất hợp đồng có thể chia hợp đồng thương mại như sau:

  • Theo phạm vi lãnh thổ, khu vực: tranh chấp thương mại trong nước, tranh chấp thương mại quốc tế, tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài.
  • Theo số lượng các bên tham gia: tranh chấp thương mại hai bên, tranh chấp thương mại nhiều bên..
  • Theo thời gian: tranh chấp thương mại hiện tại và tranh chấp thương mại trong tương lai.
  • Theo lĩnh vực: tranh chấp hợp đồng, tranh chấp tài chính, tranh chấp đất đai, tranh chấp sở hữu trí tuệ,…
  • Theo quá trình thực hiện có tranh chấp thương mại trong: đàm phán, soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng…

phương thức giải quyết tranh chấp thương mại

5 loại tranh chấp thương mại

Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại 

Căn cứ Điều 317 Luật Thương mại 2005, quy định về các hình thức giải quyết tranh chấp trong thương mại:

Thương lượng các bên

Thương lượng là việc các bên tự thỏa thuận với nhau để giải quyết tranh chấp. Thương lượng có ưu điểm là tiết kiệm thời gian, chi phí và có thể đạt được kết quả thỏa đáng cho cả hai bên.

Quá trình thương lượng là tự nguyện giữa các bên mà không có quy định về trình tự hay thủ tục giải quyết. Kết quả thương lượng phụ thuộc hoàn toàn ý chí các bên nên không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thực thi đối với thỏa thuận thương lượng này.

Phương thức hòa giải 

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do một bên thứ ba trung lập, được các bên tranh chấp đồng ý lựa chọn, hỗ trợ các bên tranh chấp tìm ra giải pháp thỏa đáng cho tranh chấp. 

Để có thể thực hiện phương thức hòa giải, các bên phải thống nhất thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc có thể tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình giải quyết tranh chấp. 

Nguyên tắc khi hòa giải:

  • Các bên tham gia hòa giải tự nguyện và bình đẳng với nhau.
  • Nếu không có thỏa thuận khác thì tất cả thông tin vụ việc tranh chấp và quá trình hòa giải sẽ được giữ bí mật
  • Khi hòa giải, nội dung thỏa thuận với nhau phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không trốn tránh nghĩa vụ đồng thời không làm ảnh hưởng quyền của bên thứ ba.

Hòa giải có ưu điểm là giúp các bên tranh chấp giữ được mối quan hệ tốt đẹp với nhau, đồng thời có thể đạt được kết quả thỏa đáng cho cả hai bên. Tương tự thương lượng, hòa giải cũng không có cơ chế pháp lý đảm bảo việc thực thi đối với thỏa thuận hòa giải.

giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức hòa giải

Giải quyết bằng Trọng tài thương mại

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại. Phương thức giải quyết này được áp dụng khi các bên có thỏa thuận Trọng tài trước khi hoặc sau khi có tranh chấp. 

Nguyên tắc khi hòa giải Trọng tài:

  • Thỏa thuận của các bên đều được trọng tài viên tôn trọng nếu không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
  • Trọng tài viên khi giải quyết tranh chấp phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
  • Hội đồng trọng tài có trách nhiệm đảm bảo các bên tranh chấp bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. 
  • Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, khi giải quyết tranh chấp qua Trọng tài sẽ không được công khai.
  • Phán quyết của trọng tài sẽ là phán quyết chung thẩm.

Trọng tài có ưu điểm là giải quyết tranh chấp nhanh chóng, hiệu quả, và có thể áp dụng các quy tắc tố tụng linh hoạt, phù hợp với đặc thù của tranh chấp thương mại. 

Khởi kiện ra Tòa án

Tòa án là cơ quan xét xử nhân danh quyền lực Nhà nước, việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng cách khởi kiện ra Tòa sẽ tiến hành theo quy trình, thủ tục tố tụng tại tòa. Vì vậy quyết định và bản án của Tòa án sẽ được Nhà nước đảm bảo thi hành.

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án đảm bảo quy trình thủ tục theo pháp luật tố tụng, đảm bảo quyền và lợi ích các đương sự như:

  • Quyền quyết định và tự định đoạt khi tham gia tố tụng của đương sự
  • Đảm bảo tranh tụng diễn ra tại tòa
  • Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi tham gia xét xử giữa các đương sự
  • Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của đương sự
  • Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân làm việc độc lập và tuân theo quy định pháp luật khi tham gia xét xử đảm bảo sự vô tư khách quan, kịp thời, công bằng, công khai.
  • Bảo đảm đầy đủ các trình tự xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
  • Bảo đảm hiệu lực thi hành của bản án, quyết định của Tòa án

Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại 

Căn cứ Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

  • Tranh chấp thương mại giữa các thương nhân với nhau
  • Các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau vì mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp giữa cá nhân có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty nhưng  chưa phải là thành viên công ty.
  • Tranh chấp nội bộ liên quan đến cơ cấu công ty, cơ cấu vốn, mua bán, sáp nhập, chuyển nhượng, thành lập, phá sản, chuyển giao công nghệ,…
  • Các tranh chấp khác trong kinh doanh, thương mại, ngoại trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác…

giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thương mại

Căn cứ theo Điều 318 Luật Thương mại 2005 thời hiệu khởi kiện tranh chấp thương mại là 2 năm từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. 

Tuy nhiên, trường hợp kinh doanh logistics thời hiệu khởi kiện sẽ ngắn hơn vì thương nhân kinh doanh logistics sẽ được miễn trách nhiệm nếu không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn 9 tháng tính từ ngày giao hàng.

Luật Minh Tú – Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại uy tín

Tranh chấp thương mại là việc khó tránh khỏi trong môi trường kinh doanh.  Thấu hiểu điều đó, Luật Minh Tú là một trong những công ty luật hàng đầu trong lĩnh vực thương mại cũng như pháp lý doanh nghiệp, chúng tôi mang lại cho bạn các dịch vụ pháp lý uy tín:

  • Tư vấn giải đáp các thắc mắc của khách hàng về tất cả lĩnh vực pháp lý
  • Giúp khách hàng đưa ra hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
  • Hỗ trợ khách hàng các thủ tục pháp lý với cơ quan chức năng
  • Cố vấn khách hàng trong việc thương lượng, hòa giải với đối tác
  • Bảo vệ quyền và lợi ích khách hàng tại Tòa án, các cơ quan chức năng
  • Đại diện khách hàng tham gia tranh tụng tại Trọng tài thương mại và Tòa án
  • Cung cấp các giải pháp pháp lý hiệu quả riêng với từng khách hàng cụ thể

hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì

Luật Minh Tú – Đơn vị giải quyết tranh chấp thương mại uy tín

Thông tin liên hệ:

Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan tới tranh chấp thương mại cũng như các phương án giải quyết tranh chấp phù hợp Nếu như bạn vẫn còn thắc mắc nào cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến Luật Minh Tú để được hỗ trợ ngay hôm nay nhé! 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *