Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu đầy đủ nhất 2024

xin giấy phép xuất khẩu

Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường quốc tế mở ra nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa hợp pháp, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định của pháp luật, trong đó phải đáp ứng điều kiện về xin giấy phép xuất khẩu.

Trong bài viết này, Luật Minh Tú sẽ hướng dẫn chi tiết cho doanh nghiệp của bạn về thủ tục và hồ sơ cần thiết để xin giấy phép xuất khẩu. Hãy đọc ngay!

Xin giấy phép xuất khẩu ở đâu

Cần nắm rõ các quy định pháp luật về hoạt động xuất khẩu và quy trình xin cấp giấy phép xuất khẩu

Thế nào là giấy phép xuất khẩu?

Giấy phép xuất khẩu là văn bản bắt buộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân được phép xuất khẩu đối với một số loại hàng hóa nhất định ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Danh sách các loại hàng hoá cần phải cấp giấy phép xuất khẩu

Quy trình xin giấy phép xuất khẩu

Một số loại hàng hóa đặc biệt cần phải xin giấy phép xuất khẩu

Danh sách các loại hàng hoá cần phải có giấy phép xuất khẩu được quy định tại phần A mục I và phần A mục VII Phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:

  • Tiền chất công nghiệp.
  • Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.
  • Các loại hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài quy định (Bộ Công Thương sẽ thông báo danh sách cụ thể dựa trên thỏa thuận hoặc cam kết quốc tế của Việt Nam với từng quốc gia).
  • Hàng cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Bộ Công Thương sẽ cập nhật danh sách cho từng thời kỳ).
  • Danh sách hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu tự động sẽ được Bộ Công Thương công bố theo từng thời kỳ. Việc cấp phép sẽ thực hiện theo quy định hiện hành.
  • Thuốc phải được kiểm soát đặc biệt.
  • Những nguyên liệu làm thuốc là dược chất hướng thần, dược chất gây nghiện, tiền chất dùng làm thuốc.
  • Dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu thuộc danh sách phải kiểm soát.
  • Vàng nguyên liệu.

Hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu đầy đủ nhất

Theo khoản 1 Điều 9 nghị định 69/2018/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu được quy định như sau:

Hồ sơ cấp giấy phép gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu: 1 bản chính.
  • Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
  • Các loại giấy tờ, tài liệu liên quan khác theo quy định của pháp luật. Tùy vào loại hàng hóa xuất khẩu sẽ có danh mục giấy tờ, tài liệu kèm theo và danh mục này có thể thay đổi theo từng thời điểm.

Vì vậy, doanh nghiệp nên tham khảo thông tin mới nhất từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo hồ sơ đầy đủ và chính xác.

Thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu chi tiết nhất

Dịch vụ xin giấy phép xuất khẩu

Các bước nộp hồ sơ cấp giấy phép theo quy định mới nhất

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật hiện hành

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ

Nơi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu phụ thuộc vào từng loại hàng hóa cụ thể và được thực hiện thông qua các bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền khác nhau. Dưới đây là danh sách một số bộ, cơ quan ngang bộ cấp phép cho từng loại hàng hóa cụ thể:

  • Bộ Công thương: Tiền chất công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.
  • Bộ Thông tin và Truyền thông: Sách, tạp chí, báo, ấn phẩm.
  • Bộ Y tế: Trang thiết bị y tế, thuốc kiểm soát đặc biệt, hóa chất, nguyên liệu thuốc, mỹ phẩm.
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thuốc bảo vệ thực vật, giống vật nuôi, giống thủy hải sản, giống cây trồng, phân bón, thức ăn chăn nuôi.
  • Ngân hàng nhà nước: Vàng nguyên liệu.

Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Trường hợp hồ sơ:

  • Chưa đầy đủ: Cơ quan sẽ thông báo cho thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
  • Không hợp lệ: Cơ quan sẽ từ chối hồ sơ và thông báo lý do cho thương nhân.

Trường hợp cần xem xét thêm thông tin:

  • Thời gian xem xét không quá 10 ngày làm việc.
  • Thời gian xử lý hồ sơ được tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời từ các cơ quan liên quan (nếu có).

Sau khi hoàn tất xem xét hồ sơ Bộ, cơ quan ngang bộ sẽ thông báo kết quả cho thương nhân. Kết quả có thể là:

  • Cấp giấy phép xuất khẩu.
  • Từ chối cấp giấy phép xuất khẩu nếu hồ sơ không đáp ứng đủ các yêu cầu của pháp luật.

Bước 3: Nhận kết quả

Luật Minh Tú – Chuyên tư vấn và thực hiện xin cấp giấy phép xuất khẩu uy tín

Bạn đang tìm kiếm dịch vụ tư vấn và hỗ trợ xin cấp giấy phép xuất khẩu uy tín? Luật Minh Tú chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn!

Với dịch vụ thuê luật sư tư vấn dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Luật Minh Tú cam kết mang đến cho khách hàng:

  • Tư vấn tận tình, giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu.
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép đầy đủ, chính xác và nhanh chóng.
  • Theo dõi sát sao tiến độ giải quyết hồ sơ và thông báo kết quả cho khách hàng kịp thời.
  • Đại diện khách hàng tham gia các buổi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước.
  • Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật về các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu.

Thông tin liên hệ:

  • Trụ sở công ty tọa lạc tại: Lầu 25, tòa nhà LIMTOWER số 9-11 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Email: votu@luatminhtu.com
  • Hotline: 096 783 78 68
  • Fanpage: https://www.facebook.com/luatminhtu
  • Website: luatminhtu.vn

Xin cấp giấy phép xuất khẩu là thủ tục bắt buộc để doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu một số loại hàng hóa nhất định.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu, bao gồm danh sách hàng hóa cần xin giấy phép, hồ sơ cần thiết và các bước thực hiện.  Các doanh nghiệp cần lưu ý về việc xin cấp giấy phép xuất khẩu để đảm bảo hoạt động xuất khẩu hàng hóa đúng theo quy định của pháp luật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *