Hòa giải tranh chấp đất đai – Thủ tục như thế nào và những điều cần lưu ý

Đất đai là tài nguyên hữu hạn, trong khi dân số ngày càng gia tăng, dẫn đến hệ quả tất yếu là sự tăng lên các tranh chấp liên quan đến đất đai. Trong đó, hòa giải đang trở thành phương thức phổ biến nhất để giải quyết tranh chấp đất đai. Vậy hòa giải tranh chấp đất đai có bắt buộc không, trình tục thủ tục như thế nào, cùng Luật Minh Tú tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

xử lý tình huống hòa giải tranh chấp đất đai

Hòa giải tranh chấp đất đai là dịch vụ được quan tâm khá nhiều ở các công ty luật

Hòa giải tranh chấp đất đai là gì?

Trước tiên cần hiểu “tranh chấp đất đai” là gì?

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Hòa giải tranh chấp đất đai là một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp về đất đai, giữa những người sử dụng đất với nhau để làm hạn chế, chấm dứt các xung đột, mâu thuẫn và đi đến sự thống nhất ý chí bằng việc các bên thương lượng hoặc thông qua một bên thứ ba trung gian.

>> Tìm hiều thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai 

Có bắt buộc phải hòa giải tranh chấp đất đai không? 

Khoản 1 Điều 235 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2025) quy định như sau:

“Điều 235. Hòa giải tranh chấp đất đai

  1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải, hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải thương mại hoặc cơ chế hòa giải khác theo quy định của pháp luật.
  2. Trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại Điều 236 của Luật này, các bên tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.”

Như vậy, hòa giải tranh chấp đất đai là thủ tục bắt buộc, là điều kiện bắt buộc trước khi khởi kiện tại Tòa Án. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là Ủy ban nhân dân cấp xã – nơi có đất tranh chấp.

hòa giải tranh chấp đất đai mấy lần

Hòa giải việc tranh chấp đất đai là thủ tục bắt buộc trước khi khởi kiện ra Tòa Án

Giải quyết tranh chấp đất đai mất bao lâu? 

Điểm c khoản 2 Điều 235 quy định về thời hạn tranh chấp đất đai được hòa giải như sau:

“Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai”

Một số “kinh nghiệm vàng” khi giải hòa tranh chấp đất đai 

Trường hợp UBND xã không hòa giải hoặc chậm hòa giải

Trong thực tế, việc này đã xảy ra tương đối nhiều, mặc dù hòa giải tranh chấp đất đai là trách nhiệm của UBND cấp xã. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị, UBND cấp xã phải tổ chức buổi giải hòa tranh chấp đất đai. Do vậy, nếu vượt quá thời hạn trên mà UBND chưa thực hiện hòa giải thì bạn có quyền khiếu nại về vấn đề này tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thành phần tham gia 

Thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai thường bao gồm: Chủ tịch/ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, người sinh sống lâu năm biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất tranh chấp (nếu có), công chức làm công tác địa chính. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện tổ chức, cá nhân khác tham gia vào Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai.

Trường hợp nếu thiếu thành phần tham dự,  nên yêu cầu Chủ tịch Hội đồng hòa giải bổ sung hoặc dời phiên hòa giải vào hôm khác để đầy đủ thành phần tham gia. Tránh trường hợp hòa giải thiếu sót, không đủ thành phần dẫn đến việc tòa án không chấp nhận biên bản hòa giải, phải thực hiện hòa giải lại dẫn đến tốn kém thời gian, công sức đi lại.

Kinh nghiệm thu thập chứng cứ cho giải quyết tranh chấp đất đai

Nhiều vụ án tranh chấp đất đai mà nguyên đơn không có đầy đủ tài liệu, chứng cứ. Đồng thời, cũng không biết đối thủ đang có trong tay những chứng cứ gì. Bước hòa giải tại UBND là cơ hội rất tốt để thu thập thêm những chứng cứ cần thiết. 

Các bên có thể đề nghị UBND xã thực hiện các hoạt động cần thiết để chuẩn bị cho buổi hòa giải như: Xác minh nguồn gốc, hiện trạng; lấy ý kiến người làm chứng. Tại buổi hòa giải, mỗi bên tham gia đều có thể yêu cầu bên còn lại đưa ra các chứng cứ để chứng minh cho lập luận, yêu cầu của họ, sau đó sẽ ghi chép và yêu cầu sao chụp chứng cứ đó.

Cần nắm rõ một số điều khi tham gia hòa giải việc tranh chấp đất đai tại UBND

Thủ tục hòa giải việc tranh chấp đất đai 

Việc tranh chấp đất đai được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã – nơi có đất tranh chấp sẽ được thực hiện theo trình tự như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

  • Các bên tranh chấp gửi đơn yêu cầu hòa giải việc tranh chấp đất đai lên ủy ban nhân dân xã nơi có đất tranh chấp. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ sẽ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

Bước 2: Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất 

  • Sau khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai;

Bước 3: Tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai

  • Việc hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, trong đó có chữ ký của các bên tham gia hòa giải và có xác nhận hòa giải thành (hoặc hòa giải không thành) của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp;
  • Nếu hòa giải không thành mà một hoặc các bên tranh chấp không ký vào biên bản thì Chủ tịch Hội đồng, các thành viên tham gia hòa giải phải ký vào biên bản, đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã và gửi cho các bên tranh chấp.

Bước 4: Kểt thúc hòa giải tranh chấp đất đai

  • Sau khi hòa giải không thành, các bên có thể bổ sung biên bản vào bộ hồ sơ khởi kiện lên Tòa Án.

Luật Minh Tú – Dịch vụ hòa giải tranh chấp đất đai uy tín

Việc giải quyết tranh chấp đất đai hầu hết đều phức tạp và tốn nhiều thời gian. Do đó, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp pháp lý từ luật sư hoặc công ty luật để bảo vệ quyền lợi của bạn một cách toàn diện nhất.

Hiểu được điều đó, Luật Minh Tú – với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ tốt nhất trong các vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai, bao gồm:

  • Tư vấn pháp luật về tranh chấp đất đai: Luật sư của Luật Minh Tú sẽ tư vấn, hỗ trợ, giúp bạn hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến tranh chấp đất đai và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho từng trường hợp.
  • Hòa giải tranh chấp đất đai: Luật sư của Luật Minh Tú sẽ hỗ trợ bạn trong việc thương lượng và hòa giải với các bên liên quan để giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Đại diện tham gia tố tụng tại Tòa án: Nếu hòa giải không thành, Luật Minh Tú sẽ cung cấp dịch vụ đại diện pháp lý, nhằm tham gia tố tụng tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn.

Thông tin liên hệ:

>> Tham khảo thêm: Cập nhật chi phí thuê luật sư tranh chấp đất đai

Kết luận

Hòa giải tranh chấp đất đai thường không hề dễ dàng và đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, cũng như tiền bạc. Để đạt được kết quả tốt nhất, việc chuẩn bị kỹ lưỡng từ bước hòa giải đầu tiên là vô cùng quan trọng. Một trong những giải pháp hiệu quả để đảm bảo quá trình này diễn ra suôn sẻ là thuê luật sư chuyên nghiệp. Bằng cách này, các bên liên quan sẽ nhận được sự tư vấn và hỗ trợ cần thiết, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu rủi ro. Hãy liên hệ Luật Minh Tú ngay khi bạn cần nhé!

>> Tìm hiểu thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *