Khi mua bán, chuyển nhượng bất động sản, việc đầu tiên bạn cần làm sau khi đặt cọc là công chứng, chứng thực hợp đồng. Đây là một quy trình làm việc quan trọng, xác nhận quyền sở hữu, sử dụng của bạn trên tài sản đó. Tuy nhiên, nhiều bạn gặp không ít khó khăn khi đi làm thủ tục khiến mất thêm thời gian, nhầm địa chỉ cơ quan có thẩm quyền hoặc mất tiền khi không biết cách thỏa thuận cùng người chuyển nhượng. Hôm nay, Luật Minh Tú chia sẻ 5 kinh nghiệm đi công chứng nhà đất để đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi và suôn sẻ.
Hợp đồng mua bán nhà đất bắt buộc phải công chứng?
Theo khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024, các hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn với đất phải được công chứng và chứng thực. Ngoại trừ một số trường hợp sau không bắt buộc phải công chứng, nhưng nếu một bên tham gia có yêu cầu vẫn được thực hiện. Cụ thể:
- Hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp.
- Hợp đồng chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên giao dịch là tổ chức kinh doanh bất động sản.
- Hợp đồng tặng cho nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết.
- Hợp đồng mua bán, thuê nhà thuộc tài sản công.
- Hợp đồng mua bán, thuê nhà một bên là tổ chức nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, nhà ở phục vụ mục đích tái định cư.
- Hợp đồng kinh doanh bất động sản, dịch vụ bất động sản mà ít nhất một bên tham gia là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Các hợp đồng gắn với nhà đất phải được công chứng & chứng thực
(Nguồn: Luật Minh Tú)
Chỉ thực hiện công chứng hợp đồng tại tỉnh, thành nơi có đất
Tại Điều 42 Luật Công chứng 2014, khi chuyển nhượng nhà đất, các bên phải công chứng tại tổ chức công chức trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất. Đây là một lưu ý để các công chứng viên và người dân nắm rõ, tránh mất thời gian di chuyển không đúng địa chỉ làm việc.
Các bên mua bán không bắt buộc có mặt khi công chứng
Căn cứ vào khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, người có tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu nhà đất hoặc người được ủy quyền theo quy định Pháp luật có thể thực hiện việc ký hợp đồng khi đã được thành viên trong gia đình đồng ý bằng văn bản.
Khi đó, tất cả các bên mua bán không cần phải có mặt tại cơ quan công chứng mà có thể ủy quyền cho bất kỳ ai. Tuy nhiên, cần có sự thỏa thuận của tất cả mọi người tham gia ký kết hợp đồng.
Giá trị pháp lý khi công chứng hay chứng thực tốt hơn?
Theo khoản 3 Điều 5 Luật Công chứng 2014, hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ, những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không cần phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án vô hiệu.
Căn cứ vào khoản 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, các hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định sẽ có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm, giao dịch, năng lực hành vi dân sự, ý chỉ tự nguyện, chữ ký, dấu điểm của các bên tham gia.
Do vậy, các bên sẽ thường lựa chọn công chứng nhà đất thay vì chứng thực, nguyên nhân do giá trị pháp lý cao hơn và tính rủi ro ít hơn nếu xảy ra bất kỳ tranh chấp, khởi kiện nào.
Công chứng nhà đất có giá trị pháp lý cao hơn chứng thực
(Nguồn: Luật Minh Tú)
Có thể tự thỏa thuận người nộp phí công chứng nhà đất
Căn cứ tại khoản 1 Điều 66 Luật Công chứng 2014, người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch phải nộp phí công chứng. Theo quy định này, các cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng sẽ là người nộp phí.
Tuy nhiên, Pháp luật Việt Nam chỉ quy định về người yêu cầu và mức thù lao, thuế phí cần thiết nhưng không cấm các bên thỏa thuận về người nộp. Hay nói cách khác, cả người bán và người mua đều có thể nộp loại phí này.
Luật Minh Tú – Dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp lĩnh vực bất động sản
Luật Minh Tú với hơn 17 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý lĩnh vực bất động sản. Chúng tôi đã giúp hơn 100+ khách hàng thực hiện công chứng nhà đất, tính toán các khoản thuế phí cần thiết, đảm bảo quy trình đúng Pháp luật.
Luật Minh Tú – Dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp lĩnh vực bất động sản
(Nguồn: Luật Minh Tú)
Đến với Luật Minh Tú, khách hàng sẽ được hỗ trợ các dịch vụ sau:
- Tư vấn về pháp lý, giải đáp các thắc mắc liên quan và hỗ trợ đưa ra giải pháp tốt nhất cho khách hàng nhưng vẫn tuân thủ Pháp luật.
- Thiết kế các giao dịch, mô hình quản lý, khai thác bất động sản hiệu quả.
- Soạn thảo, rà soát, chuẩn bị hợp đồng, giấy tờ liên quan để công chứng nhà đất, xây dựng nhà ở, các dự án bất động sản.
- Hỗ trợ xin giảm, miễn thuế nếu khách hàng thuộc một trong những trường hợp được Nhà nước miễn, giảm thuế nhà đất.
- Đại diện khách hàng làm việc cùng các cơ quan có thẩm quyền.
- Hỗ trợ giải quyết các hòa giải, đàm phán nếu xảy ra các tranh chấp.
Thông tin liên hệ:
- Trụ sở công ty tọa lạc tại: Lầu 2 Số 68 đường Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Văn phòng làm việc: 4/9 Đường số 3, Cư xá Đô Thành, Phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Email: votu@luatminhtu.com
- Hotline: 096 783 78 68
- Fanpage: https://www.facebook.com/luatminhtu
- Website: luatminhtu.vn
Lời kết
Hy vọng với 5 kinh nghiệm đi công chứng nhà đất trên đây, các bạn đã tìm ra giải pháp hợp lý khi làm việc cùng cơ quan có thẩm quyền. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc lắng nghe tư vấn, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Luật Minh Tú để được giải đáp.