Thừa kế là một trong các chế định quan trọng của BLDS 2015, các tranh chấp về thừa kế đặc biệt liên quan đến bất động sản thường diễn biến khá phức tạp. Việc giải quyết tranh chấp thừa kế bất động sản yêu cầu cần có sự am hiểu pháp luật ở nhiều lĩnh vực, không chỉ có kiến thức chuyên sâu về thừa kế, mà còn về bất động sản. Trong bài viết này, Luật Minh Tú sẽ cung cấp các phương án, thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế bất động sản (hay còn gọi là tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất).
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là gì?
Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản. Thừa kế được chia thành 02 hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Tranh chấp thừa kế là mâu thuẫn về lợi ích giữa những người thừa kế về việc chia, quản lý di sản của người đã mất.
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất sẽ được giải quyết như thế nào?
Điều kiện để quyền sử dụng đất được xác định là di sản để chia thừa kế
Để được nhận thừa kế quyền sử dụng đất, di sản phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013. Cụ thể:
- Đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Đất đai thừa kế đang trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, trước khi chia thừa kế, chúng ta cần kiểm tra các đặc tính trên của quyền sử dụng đất.
Các cách thức chia thừa kế có di sản là bất động sản
Theo quy định của BLDS 2015, hiện nay có 2 hình thức chia thừa kế:
Chia thừa kế theo di chúc
Di chúc phải đảm bảo điều kiện về hình thức và nội dung theo quy định tại Điều 627, Điều 630, Điều 631 BLDS 2015 thì việc chia thừa kế sẽ xác định theo di chúc, trừ các trường hợp sau:
Thứ nhất, những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Thứ hai, đối với phần di sản dùng vào việc thờ cúng do người lập di chúc để lại thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc hoặc những người khác theo quy định của pháp luật quản lý để thực hiện việc thờ cúng.
Chia thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Việc chia thừa kế theo pháp luật sẽ được xác định theo hàng thừa kế và những người cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.
Thủ tục khai di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
Bước 1: Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng. Hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm:
- Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng. Hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm:
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Bước 2: Công chứng viên tiến hành kiểm tra, xác minh, thụ lý công chứng và niêm yết tại UBND cấp xã nơi có đất. (theo Điều 58 Luật công chứng 2014 và Nghị định 29/2015/NĐ-CP).
Bước 3: Đăng ký biến động đất đai tại văn phòng đăng ký đất đai.
Theo Khoản 6, Điều 95, Luật Đất đai 2013 thì Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.
Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp di sản thừa kế là đất đai được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Tuy nhiên cần lưu ý về thẩm quyền giải quyết tranh chấp được áp dụng theo Điều 203 Luật Đất đai 2013 như sau:
Thứ nhất, tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
Thứ hai, tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Khoản 7 Điều 26, Bộ Luật tố tụng dân sự 2015
Căn cứ vào khoản 7 Điều 26, Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp về thừa kế tài sản sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Cụ thể Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ tranh chấp thừa kế. Còn Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài như tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc đương sự ở nước ngoài.
Điều 39, Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Căn cứ vào Điều 39, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ đối với các vụ án dân sự như sau:
“a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.”
Như vậy, đối với tranh chấp thừa kế mà tài sản tranh chấp là bất động sản (nhà ở, đất,…) thì thẩm quyền giải quyết thuộc về toà án có thẩm quyền tại nơi có bất động sản.
Những lưu ý khi giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Xác Định Di Sản Thừa Kế
Di sản thừa kế được phân chia cho những người thừa kế là phần di sản còn lại sau khi thực hiện xong nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại.
Hiện Trạng Di Sản
Cần xác định hiện trạng của di sản thừa kế, nguồn gốc, quá trình biến đổi và thực trạng từng loại di sản; công sức của người duy trì phát triển tài sản là di sản; công sức của người chăm sóc người để lại di sản; việc ma chay, giỗ, tết… liên quan đến người để lại di sản; di sản đang được ai quản lý và được sử dụng như thế nào? Yêu cầu, ý kiến của người quản lý di sản đối với việc trích công sức quản lý di sản?
Tài Sản Riêng và Tài Sản Chung
Làm rõ di sản là tài sản riêng của người chết hay là phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác. Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác có thể là phần tài sản nằm trong khối tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng hoặc nằm trong khối tài sản thuộc sở hữu chung theo phần với người khác phụ thuộc vào cách thức và căn cứ xác lập nên các hình thức sở hữu đó.
Lưu Ý Khi Di Sản Là Bất Động Sản
Lưu ý: Trường hợp di sản thừa kế là bất động sản đã được một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng cho người khác, các đồng thừa kế khác biết và không phản đối việc chuyển nhượng đó, số tiền nhận chuyển nhượng đã được dùng để lo cuộc sống của các đồng thừa kế, bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp này, phải công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hợp pháp và diện tích đất đã chuyển nhượng không còn trong khối di sản để chia thừa kế mà thuộc quyền sử dụng của bên nhận chuyển nhượng.
Xác Định Hàng Thừa Kế
Xác định những người thuộc diện thừa kế được hưởng di sản theo pháp luật (các hàng thừa kế), người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, người không được hưởng thừa kế, người từ bỏ quyền thừa kế, thừa kế thế vị, các trường hợp khác như con nuôi, con riêng, con ngoài giá thú…
Việc xác định rõ, đầy đủ người thuộc diện thừa kế là vấn đề quan trọng bởi thực tế có trường hợp khi giải quyết tranh chấp thừa kế Toà án xác định không đầy đủ người thuộc diện thừa kế làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của những người này. Hàng thừa kế là một trong những nội dung quan trọng trong thừa kế theo pháp luật. Việc xác định chính xác hàng thừa kế là căn cứ quan trọng để phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.
Lưu ý: Trong vụ án tranh chấp thừa kế có người thuộc diện thừa kế ở nước ngoài, nếu Tòa án đã thực hiện ủy thác tư pháp, thu thập chứng cứ theo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn không xác định được địa chỉ của những người đó thì vẫn giải quyết yêu cầu của nguyên đơn; nếu xác định được di sản thừa kế, hàng thừa kế và người để lại di sản thừa kế không có di chúc thì giải quyết việc chia thừa kế cho nguyên đơn theo quy định của pháp luật, phần tài sản thừa kế của những người vắng mặt, không xác định được địa chỉ sẽ tạm giao cho những người sống trong nước quản lý để sau này giao lại cho người thừa kế vắng mặt.
Xem Xét Tính Hợp Pháp Của Di Chúc
Trường hợp tranh chấp chia di sản thừa kế theo di chúc cần xác định trước khi chết, người để lại di sản có lập di chúc không? Đó là di chúc miệng hay di chúc bằng văn bản (không có người làm chứng; có người làm chứng; có công chứng hoặc chứng thực; lập tại cơ quan công chứng hoặc tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn …) và xác định tính hợp pháp của di chúc. Di chúc hợp pháp là di chúc tuân thủ đầy đủ các điều kiện pháp luật quy định.
Di chúc không phát sinh hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn phát sinh hiệu lực. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật. Nếu di chúc phù hợp với pháp luật, được chấp nhận thì phải chú ý trường hợp được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.
Luật Minh Tú – Dịch vụ tư vấn và giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất uy tín
Việc giải quyết tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất sẽ gặp khó khăn và tốn nhiều thời gian. Do đó, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp pháp lý từ luật sư để bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tốt nhất.
Thấu hiểu điều đó, Luật Minh Tú – với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ tốt nhất trong các vấn đề liên quan đến tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, bao gồm:
- Tư vấn pháp luật về khai nhận di sản: Luật Minh Tú sẽ tư vấn các thủ tục, hỗ trợ khách hàng tiến hành khai nhận di sản.
- Tư vấn pháp luật về soạn thảo, rà soát, thực hiện di chúc.
- Tư vấn về tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất: Luật sư của Luật Minh Tú sẽ giúp bạn hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến tranh chấp đất đai và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho trường hợp của bạn.
- Hòa giải tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất:: Luật sư của Luật Minh Tú sẽ hỗ trợ bạn trong việc thương lượng và hòa giải với các bên liên quan để giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Đại diện tham gia tố tụng tại Tòa án: Nếu không thể hòa giải thành công, Luật Minh Tú sẽ đại diện cho bạn tham gia tố tụng tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn.
Thông tin liên hệ:
- Trụ sở công ty tọa lạc tại: Lầu 25, tòa nhà LIMTOWER số 9-11 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Văn phòng làm việc: 125 đường số 1, Cư xá Đô Thành, Phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Email: votu@luatminhtu.com
- Hotline: 096 783 78 68
- Fanpage: https://www.facebook.com/luatminhtu
- Website: luatminhtu.vn
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ngày càng phổ biến và phức tạp, do đó việc chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt pháp lý là điều rất quan trọng. Luật Minh Tú – với hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn giải quyết các tranh chấp và bất động sản, sẽ là sự lựa chọn đáng tin cậy cho Quý khách hàng khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.