Điều kiện mua nhà ở xã hội theo pháp luật Việt Nam mới nhất

điều kiện mua nhà ở xã hội

Việc sở hữu một ngôi nhà là giấc mơ của nhiều người, nhưng với những gia đình có thu nhập thấp, việc thực hiện giấc mơ này có thể trở nên rất khó khăn. Pháp luật về đất đai và nhà ở hiện hành đã triển khai nhiều chính sách nhà ở xã hội nhằm hỗ trợ các đối tượng có nhu cầu. Tuy nhiên, để đảm bảo rằng các chính sách này phát huy hiệu quả và đúng đối tượng, việc quy định các điều kiện cụ thể khi mua nhà ở xã hội là hết sức quan trọng. Luật Minh Tú thông qua bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu những điều kiện mua nhà ở xã hội cần thiết mà các cá nhân và gia đình phải đáp ứng để có thể sở hữu một căn hộ trong các dự án nhà ở xã hội.

10 đối tượng được mua nhà ở xã hội

Điều kiện mua nhà ở xã hội theo pháp luật Việt Nam mới nhất 2024

1. Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội ? 

Chỉ có một số đối tượng nhất định mới đủ điều kiện mua nhà ở xã hội, bao gồm:

  • Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở.
  • Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.
  • Người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.
  • Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp.
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
  • Đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ trừ trường hợp bị thu hồi nhà ở công vụ do vi phạm quy định của Luật nhà ở.
  • Hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

2. Mua nhà ở xã hội phải đáp ứng những điều kiện gì?

2.1. Điều kiện về nhà ở

  • Người đăng ký mua nhà ở xã hội phải chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đó.
  • Chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở dưới mọi hình thức tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án nhà ở xã hội nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu.
  • Trường hợp thuộc đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 45 của Luật nhà ở (Cán bộ, công chức, sĩ quan, giáo viên…)  thì phải không đang ở nhà ở công vụ.

2.2. Điều kiện về thu nhập

  • Thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 15 triệu đồng đối với trường hợp người nộp đơn đăng ký mua nhà ở xã hội là người độc thân
  • Thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 30 triệu đồng đối với trường hợp người nộp đơn đã kết hôn

(Thu nhập được tính theo Bảng tiền công, tiền lương do nơi làm việc xác nhận, thời gian xác định điều kiện về thu nhập là trong 01 năm liền kề, tính từ thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ)

rủi ro khi mua nhà ở xã hội

Người dân cần xác định đúng và đủ điều kiện mua nhà ở xã hội

3. Có nên mua nhà ở xã hội không?

Việc mua nhà ở xã hội là một quyết định rất quan trọng, người mua cần cân nhắc đến ưu điểm và nhược điểm để có lựa chọn phù hợp:

3.1. Ưu điểm

  • Giá cả hợp lý: Nhà ở xã hội thường có giá thấp hơn so với nhà ở thương mại,
  • Hỗ trợ từ chính phủ: người mua có thể được hưởng một số ưu đãi về thuế hoặc được hỗ trợ vay vốn khi mua nhà, giảm bớt gánh nặng tài chính.
  • Bảo đảm chất lượng: Nhà ở xã hội thường phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng nhất định theo quy định của nhà nước
  • Tính ổn định, sử dụng lâu dài: Sở hữu nhà giúp tạo lập nơi ở ổn định, không phải lo lắng về việc thuê nhà hay tăng giá thuê.

3.2. Nhược điểm

  • Cần phải đáp ứng các điều kiện cụ thể: thu nhập, không sở hữu nhà ở, có thời gian cư trú hoặc làm việc nhất định tại địa phương.
  • Có những hạn chế về việc bán lại, cho thuê hoặc chuyển nhượng.
  • Không đầy đủ các tiện ích và dịch vụ sinh hoạt như những chung cư thương mại hiện đại.
  • Quy trình đăng ký và thủ tục mua nhà có thể đòi hỏi nhiều giấy tờ và thủ tục, đôi khi gây khó khăn và mất thời gian.

Tham khảo thêm: Giá đất hiện nay bao nhiêu 1m2

4. Bộ hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 38 Nghị định 100/2024/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, hồ sơ bao gồm:

  • Đơn mua nhà ở xã hội (theo Mẫu số 01 Phụ lục II)
  • Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được mua nhà.
  • Giấy tờ chứng minh điều kiện thu nhập.
  • Giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở
  • Xác nhận về đối tượng do UBND xã cấp (Trường hợp là người thu nhập thấp tại khu vực đô thị, làm việc không có hợp đồng lao động)
  • xác nhận về cá nhân bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở do UBND huyện nơi bị thu hồi đất cấp.

5. Trình tự, thủ tục mua nhà ở xã hội

5.1. Bước 1: Nộp hồ sơ

Người có nhu cầu mua nhà ở xã hội chuẩn bị một bộ hồ sơ nộp cho chủ đầu tư.

Người nhận hồ sơ phải ghi giấy biên nhận, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì người nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi rõ lý do chưa giải quyết và trả lại cho người nộp hồ sơ để thực hiện việc bổ sung, hoàn thiện.

5.2. Bước 2: Giải quyết yêu cầu

Sau khi tập hợp đầy đủ giấy tờ đăng ký, chủ đầu tư xem xét, đối chiếu xem người mua có thuộc đối tượng, điều kiện để mua nhà ở xã hội hay không, gửi danh sách các đối tượng dự kiến được giải quyết mua nhà về Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để kiểm tra.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ nhưng dự án nhà ở xã hội không còn nhà để bán: Phải có trách nhiệm ghi rõ lý do và gửi trả lại hồ sơ mà người nộp hồ sơ nộp để họ biết và nộp hồ sơ tại dự án khác.

5.3. Bước 3: Ký hợp đồng, thanh toán

Sau 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được danh sách, nếu Sở Xây dựng không có ý kiến phản hồi thì chủ đầu tư thông báo cho các đối tượng được mua nhà trong dự án của mình đến để thỏa thuận, thống nhất và ký hợp đồng.

Bên mua nhà ở xã hội thanh toán trực tiếp với chủ đầu tư hoặc thực hiện thông qua ngân hàng do chủ đầu tư và người mua thống nhất theo thỏa thuận.

Nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội ở đầu

Cần nắm rõ trình tự, thủ tục mua nhà ở xã hội

6. Luật Minh Tú – Dịch vụ tư vấn mua nhà ở xã hội uy tín

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý bất động sản, Luật Minh Tú sẽ cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý uy tín, bao gồm:

  • Lựa chọn dự án nhà ở xã hội phù hợp
  • Kiểm tra điều kiện và hồ sơ pháp lý khi mua nhà ở xã hội
  • Hướng dẫn thủ tục mua bán nhà ở xã hội

Thông tin liên hệ:

  • Trụ sở công ty tọa lạc tại: Lầu 2, Số 68 đường Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Văn phòng làm việc: 4/9 Đường số 3, Cư xá Đô Thành, Phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Email: votu@luatminhtu.com
  • Hotline: 096 783 78 68
  • Fanpage: https://www.facebook.com/luatminhtu
  • Website: luatminhtu.vn

Những vấn đề liên quan đến bất động sản, nhà ở,… chưa bao giờ là một điều dễ dàng với bất kỳ ai. Vì thế, một luật sư uy tín hoặc công ty luật đồng hành cùng bạn khi mua nhà là cần thiết và quan trọng.

Với Luật Minh Tú, bạn không chỉ mua được căn nhà ưng ý mà còn yên tâm với sự đồng hành của những chuyên gia uy tín. Hãy để chúng tôi giúp bạn biến giấc mơ sở hữu nhà ở xã hội thành hiện thực. Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn tận tình và chuyên nghiệp!

5 thoughts on “Điều kiện mua nhà ở xã hội theo pháp luật Việt Nam mới nhất

  1. Đinh kim Pháp says:

    Nhờ tư vấn giúp mình ạ: mình hiện đang chung hộ khẩu với chị ( chủ hộ khẩu do mẹ mình đứng tên ), mà chị mình đã mua nhà ở xã hội, vậy mình có được mua không ạ?

  2. Nguyen Tat Thang says:

    Cho mình xin được tư vấn : Hiện tại hai vợ chồng mình đã đử thủ tục để mua nhà ở xã hội nhưng đang thắc mắc chủ đầu tư yêu cầu xác nhận về sở hữu tài sản trước đó 10 năm mà đã có sổ đỏ kể cả đã giao dịch chuyển nhượng cho người khác đều không được chấp nhận.
    Hiện tại mình có sở hữu mảnh đất ngoại tỉnh mà là đất trồng cây lâu năm sổ hồng không được xây dựng vậy mình có được xét duyệt để mua không ?
    Xin được tư vấn cảm ơn nhiều

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *