Hướng dẫn nhận thừa kế đất đai cho người gốc Việt chi tiết nhất

Trong bối cảnh Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, quyền thừa kế quyền sử dụng đất có nhiều sự thay đổi, đặc biệt đối với người gốc Việt đang sinh sống ở nước ngoài. Để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn cần hiểu rõ quy trình và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết. Bài viết sau cung cấp hướng dẫn nhận thừa kế đất đai cho người gốc Việt chi tiết.

1. Những ai được xem là người gốc Việt?

Có thể hiểu người gốc Việt là những người sinh ra ở nước ngoài, mang quốc tịch của nước ngoài, nhưng có bố mẹ đẻ, hoặc ông bà, tổ tiên là người Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho người gốc Việt trong việc tìm hiểu, nghiên cứu cội nguồn và có một số ưu tiên, ưu đãi nhất định khi thực hiện các giao dịch đầu tư, kinh doanh, và nhận thừa kế tài sản tại Việt Nam.

người việt nam định cư ở nước ngoài được nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất tại việt nam

Người gốc Việt có được nhận thừa kế đất đai ở Việt Nam không?

2. Người gốc Việt có được nhận thừa kế đất đai ở Việt Nam không?

Theo khoản 1 Điều 28 Luật Đất đai năm 2024, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam sẽ có quyền:

  • Mua, thuê mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, nhận quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở
  • Nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà ở theo quy định của pháp luật
  • Nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở từ những người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật

Điều này có nghĩa là khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài và được phép nhập cảnh vào Việt Nam, sẽ được quyền nhận thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở từ những người thuộc hàng thừa kế.

3. Điều kiện để người gốc Việt được nhận thừa kế đất đai ở Việt Nam

Điều kiện thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất:

  • Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bản án, quyết định của Tòa án, hoặc quyết định, phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật.
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp khác để đảm bảo thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
  • Đất vẫn trong thời hạn sử dụng.
  • Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
  • Các quy định đặc thù khác của pháp luật.

Mặc dù điều kiện về việc bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ tương tự đã được nới lỏng, nhưng người nhận thừa kế chỉ được thực hiện quyền khi có một trong các loại giấy tờ trên hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Ngoài ra, người thừa kế là người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài cần đáp ứng thêm điều kiện:

  • Phải thuộc đối tượng được phép nhập cảnh vào Việt Nam, người gốc Việt có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở và có quyền thừa kế quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
  • Nếu không thuộc đối tượng trên, người thừa kế chỉ được hưởng giá trị của phần thừa kế đó

Người Việt có quốc tịch Mỹ có được nhận thừa kế không

Điều kiện để người gốc Việt được nhận thừa kế đất đai ở Việt Nam

4. Hướng dẫn nhận thừa kế đất đai cho người gốc Việt

Dưới đây là thủ tục để người gốc Việt khai nhận di sản thừa kế:

4.1. Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu khai nhận di sản thừa kế

Người gốc Việt nộp hồ sơ yêu cầu khai nhận di sản thừa kế tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng, hồ sơ gồm có:

  • Giấy chứng tử của người để lại di sản
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Di chúc (nếu có)
  • Giấy tờ chứng minh quyền thừa kế
  • Giấy tờ chứng minh nguồn gốc Việt Nam của người thừa kế
  • Hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam
  • Thị thực nhập cảnh vào Việt Nam (còn thời hạn)

4.2. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Sau khi nộp đủ hồ sơ, Công chứng viên sẽ xem xét và kiểm tra:

  • Nếu hồ sơ đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, thụ lý, và ghi vào sổ công chứng.
  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ: Công chứng viên sẽ hướng dẫn và yêu cầu bổ sung.
  • Nếu hồ sơ không có cơ sở để giải quyết: Công chứng viên sẽ giải thích lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ.

4.3. Bước 3: Niêm yết việc thụ lý Văn bản khai nhận di sản

Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, tổ chức hành nghề công chứng sẽ niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản.

Nếu không xác định được nơi thường trú cuối cùng, niêm yết sẽ diễn ra tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

Thời gian niêm yết là 15 ngày.

4.4. Bước 4: Hướng dẫn ký Văn bản khai nhận di sản

Sau 15 ngày niêm yết mà không có khiếu nại, tố cáo, tổ chức hành nghề công chứng sẽ giải quyết hồ sơ:

  • Nếu đã có dự thảo Văn bản khai nhận: Công chứng viên kiểm tra các nội dung trong văn bản để đảm bảo không có điều khoản vi phạm pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.
  • Nếu chưa có dự thảo: Công chứng viên sẽ soạn thảo theo đề nghị của người khai nhận di sản. Người thừa kế sẽ đọc lại nội dung, đồng ý, và được hướng dẫn ký vào Văn bản khai nhận di sản thừa kế.

4.5. Bước 5: Ký chứng nhận

Người gốc Việt xuất trình bản chính của các giấy tờ trong hồ sơ để Công chứng viên đối chiếu trước khi ghi lời chứng và ký vào từng trang của văn bản.

4.6. Bước 6: Trả kết quả

Người gốc Việt nộp phí công chứng và nhận văn bản khai nhận phần di sản mà mình được thừa kế.

Thủ tục hưởng thừa kế của người nước ngoài

Hướng dẫn nhận thừa kế đất đai cho người gốc Việt

5. Luật Minh Tú – Dịch vụ tư vấn khai nhận tài sản thừa kế uy tín

Luật Minh Tú tự hào là một trong những lựa chọn hàng đầu, với đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn cao, am hiểu sâu sắc về pháp lý, chúng tôi luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu, cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn chất lượng cao, nhanh chóng và hiệu quả.

Chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện, bao gồm:

  • Tư vấn pháp lý: Giải đáp mọi thắc mắc về quyền thừa kế và các quy định pháp lý liên quan đến tài sản thừa kế.
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ: Hướng dẫn và hỗ trợ bạn chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho việc khai nhận tài sản thừa kế.
  • Công chứng và chứng thực: Đại diện bạn thực hiện các thủ tục công chứng và chứng thực hồ sơ.
  • Giải quyết tranh chấp: Cung cấp giải pháp pháp lý trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến tài sản thừa kế.

Thông tin liên hệ:

Kết luận

Hy vọng bài viết hướng dẫn nhận thừa kế đất đai cho người gốc Việt sẽ giúp bạn hiểu rõ các điều kiện và thủ tục cần thiết sẽ giúp bạn thực hiện quyền thừa kế một cách thuận lợi và tránh những rủi ro pháp lý không đáng có.

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý trong quá trình nhận thừa kế, hay vẫn còn thắc mắc nào cần tư vấn thì đừng ngần ngại hãy liên hệ với Luật Minh Tú ngay để được hỗ trợ giải quyết mọi vấn pháp lý đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *