Quyền thừa kế tài sản khi cha mất không có di chúc được điều chỉnh và quy định bởi Bộ luật Dân sự 2015. Người thừa kế thuộc hàng thứ nhất bao gồm con cái, cha mẹ, vợ là những người được ưu tiên phân chia tài sản. a. Điều này đảm bảo tính công bằng và hợp lý khi thừa kế, giúp giải quyết nhanh các tranh chấp phát sinh.
Quyền thừa kế tài sản khi cha mất không có di chúc
Khi cha mất không để lại di chúc, tài sản để lại sẽ chia theo hàng thừa kế. Tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thứ tự thừa kế như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
- Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết, cháu ruột nếu trường hợp người chết là ông bà.
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội ngoại người chết, bác chú ruột, câu cô dì ruột; cháu ruột nếu người chết là bác, chú, cậu, cô, dì ruột; chắt ruột nếu người chết là cụ nội ngoại.
Như vậy, khi cha mất tài sản sẽ được ưu tiên phân chia cho hàng thừa kế thứ nhất. Trong trường hợp, người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đã mất, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hoặc từ chối nhận di sản sẽ được phân chia cho người thuộc hàng thừa kế thứ hai. Trường hợp xác định khi không còn ai ở hàng thừa kế thứ hai thì sẽ tiếp tục xét quyền lợi của những người ở hàng thừa kế thứ ba.
Lưu ý rằng những người ở cùng một hàng thừa kế đều được hưởng phần di sản bằng nhau.
Khi cha mất không để lại di chúc thì tài sản để lại sẽ chia theo hàng thừa kế
(Nguồn: Luật Minh Tú)
Thời hiệu yêu cầu thừa kế tài sản của cha
Theo Điều 623, Bộ luật Dân sự 2015 có quy định rằng thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Khi hết thời hạn, di sản sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản sẽ thuộc về người đang chiếm hữu hoặc Nhà nước.
Tham khảo thêm: Quyền thừa kế tài sản không có di chúc
Con ngoài giá thú có được hưởng di sản thừa kế không?
Pháp luật dân sự không phân biệt quyền thừa kế của con trong giá thú và ngoài giá thú đối với di sản của cha. Nếu có giấy tờ chứng minh mối quan hệ huyết thống với người đã mất, người con sẽ được hưởng quyền lợi theo pháp luật quy định.. Khi đó, đứa trẻ sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất. và được chia tài sản tương đương với mọi người.
Pháp luật dân sự không phân biệt quyền thừa kế của con trong giá thú và ngoài giá thú
(Nguồn: Luật Minh Tú)
Trình tự, thủ tục yêu cầu quyền thừa kế tài sản khi cha mất không có di chúc
Việc phân chia di sản thừa kế được quy định cụ thể tại Luật Công chứng. Trong đó, những người thừa kế theo Pháp luật có thể nhận thừa kế thông qua Văn bản thỏa thuận hoặc Văn bản khai nhận di sản. Thủ tục công chứng hai loại Văn bản này cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ
Người yêu cầu quyền thừa kế di sản cần chuẩn bị bộ hồ sơ, bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng.
- Giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản.
- Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh cha đã mất.
- Dự thảo Văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc Văn bản khai nhận di sản.
- Các giấy tờ thân nhân khác như: CCCD, hộ chiếu của người thừa kế.
- Các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu tài sản như sổ đỏ, sổ hồng, đăng ký xe,…
Nộp đầy đủ giấy tờ, hồ sơ tại văn phòng Công chứng, các cán bộ sẽ xem xét và kiểm tra. Nều hồ sơ đầy đủ, thực hiện tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Trường hợp hồ sơ còn thiếu, sai sót sẽ hướng dẫn người thừa kế bổ sung hoặc sửa đổi.
Bước 2: Niêm yết công khai
Niêm yết công khai 15 ngày tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi thường trú cuối cùng của người cha.
Bước 3: Ký công chứng và trả kết quả
Sau khi niêm yết không có khiếu nại hay tố cáo, tổ chức Công chứng sẽ hướng dẫn người thừa kế ký Văn bản thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản. Để hoàn tất hồ sơ, người yêu cầu tiến hành nộp các khoản phí cần thiết và nhận kết quả.
Việc phân chia di sản thừa kế được quy định cụ thể tại Luật Công chứng
(Nguồn: Luật Minh Tú)
Luật Minh Tú – Tư vấn phân chia di sản, yêu cầu quyền thừa kế
Luật Minh Tú tự hào là đơn vị tư vấn Pháp luật chuyên nghiệp và uy tín, đặc biệt liên quan đến yêu cầu quyền thừa kế. Công ty đã có hơn 17 năm kinh nghiệm với đội ngũ luật sư, chuyên gia hàng đầu. Luật Minh Tú đã hỗ trợ hơn 100+ khách hàng trên toàn quốc, bảo vệ quyền lợi một cách toàn diện nhất. Chúng tôi tự hào cung cấp dịch vụ toàn diện như:
- Tư vấn các quy định Pháp luật liên quan đến phân chia tài sản thừa kế không di chúc.
- Xử lý, khai báo và đăng ký sở hữu đối với các di sản do người mất để lại.
- Rà soát, soạn thảo bộ hồ sơ, giấy tờ để yêu cầu quyền thừa kế.
- Đại diện khách hàng hỗ trợ giải quyết các tranh chấp, hòa giải.
- Theo dõi trình tự, thủ tục và làm việc cùng với các cơ quan có thẩm quyền.
Luật Minh Tú – Tư vấn phân chia di sản, yêu cầu quyền thừa kế
(Nguồn: Luật Minh Tú)
Thông tin liên hệ:
- Trụ sở công ty tọa lạc tại: Lầu 2 Số 68 đường Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Văn phòng làm việc: 4/9 Đường số 3, Cư xá Đô Thành, Phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Email: votu@luatminhtu.com
- Hotline: 096 783 78 68
- Fanpage: https://www.facebook.com/luatminhtu
- Website: luatminhtu.vn
Kết luận
Như vậy, quyền thừa kế tài sản khi cha mất không có di chúc được phân chia rõ ràng theo hàng thừa kế. Ưu tiên hàng thừa kế thứ nhất, nếu những người thuộc hàng thừa kế hay không còn hoặc bị truất quyền, từ chối thì xét tiếp tới hàng thừa kế thứ hai. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý chia di sản, đừng ngần ngại liên hệ Luật Minh Tú để được tư vấn ngay.
Nhà mình là con cùng cha khác mẹ nhưng bố mất không để lại di chúc thì phải làm như nào
Anh chị vui lòng nhắn lên Zalo chính thức của Luật Minh Tú hoặc gọi hotline để được tư vấn chi tiết nhất nhé
🔺Tổng đài tư vấn: 0934 189 743
🔺Zalo tư vấn 24/7: https://zalo.me/congtyluatminhtu/