Không có hộ khẩu ở địa phương có được cấp sổ đỏ không là câu hỏi của nhiều người dân quan tâm. Vì sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) là căn cứ pháp lý quan trọng khẳng định quyền sở hữu đất đai và nơi cư trú của người dân.
Chính vì thế, trong bài viết này Luật Minh Tú sẽ phân tích chi tiết các quy định pháp luật hiện hành, điều kiện cấp sổ đỏ khi không có hộ khẩu, và giải đáp thắc mắc về việc không có hộ khẩu ở địa phương có được cấp sổ đỏ không của mọi người.
Sổ đỏ là gì? Sổ hộ khẩu là gì?
Sổ đỏ
Trước khi tìm hiểu không có hộ khẩu ở địa phương có được cấp sổ đỏ không thì chúng ta cần hiểu rõ sổ đỏ là loại giấy và có vai trò gì. Sổ Đỏ là tên gọi thông thường của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Căn cứ theo khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai năm 2024, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được quy định cụ thể như sau:
- Là loại chứng thư pháp lý được Nhà nước ban hành;
- Có giá trị xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư số 10/2024/TT-BTNMT, sổ đỏ sẽ ghi thông tin của người được cấp sổ, thông tin về giấy tờ nhân thân và địa chỉ theo nơi đăng ký thường trú.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết thủ tục đính chính sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh thành 2025
Sổ hộ khẩu
Hộ khẩu thường trú/ Sổ hộ khẩu là loại sổ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các hộ gia đình với mục đích ghi chính xác thông tin của các thành viên trong gia đình – những người có cùng nơi thường trú. Theo khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú năm 2020 thì nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định và đã được đăng ký thường trú.
Ngoài ra, hiện nay Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú bằng giấy đã cấp đã hết hiệu lực từ ngày 31/12/2022. Thay vào đó, Nhà nước ta đã chuyển sang hình thức cập nhật thông tin cư trú trực tuyến. Việc quản lý thông tin cư trú của người dân sẽ được cơ quan chức năng thực hiện thông qua hình thức điện tử, hệ thống phần mềm và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Như vậy, sổ hộ khẩu được dùng để xác nhận nơi đăng ký thường trú của người được cấp giấy chứng nhận và là căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi thông tin nơi cư trú của họ trên Sổ đỏ. Sổ hộ khẩu không phải là điều kiện để cấp sổ đỏ của cá nhân hoặc hộ gia đình.
Quy định về trường hợp không có hộ khẩu ở địa phương có được cấp sổ đỏ
Theo Luật Đất đai năm 2024, không có quy định về việc không cấp sổ đỏ khi không có sổ hộ khẩu tại địa phương. Trường hợp người dân không còn hộ khẩu thường trú, sẽ được Nhà nước cấp sổ đỏ nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.
Điều kiện cấp sổ đỏ
Để được cấp sổ đỏ, người sử dụng đất cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có giấy tờ hợp lệ như: giấy tờ mua bán, tặng cho, thừa kế hợp pháp,…;
- Đất sử dụng ổn định, không tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất;
- Việc sử dụng đất ổn định, liên tục và được UBND xã xác nhận;
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai (nếu có).
Như vậy, sổ hộ khẩu không phải là điều kiện bắt buộc phải có khi thực hiện việc cấp sổ cho người sử dụng đất.
Lưu ý: Ngoài ra, trường hợp nếu như không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không vi phạm pháp luật về đất đai và không thuộc trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền cũng sẽ được Nhà nước xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo Điều 138 Luật Đất đai năm 2024.
Hồ sơ cấp sổ đỏ
Theo Điều 28 Nghị định 101/2024, đối với trường hợp đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu, người sử dụng đất cần chuẩn bị:
- Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận;
- Chứng từ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc các giấy tờ liên quan tới việc được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất và tài sản gắn liền với đất;
- Trích đo bản đồ địa chính (nếu có);
- Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác nộp sổ đỏ);
Ngoài các loại giấy tờ chính trên thì tùy thuộc vào nhu cầu mà người dân cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh theo từng trường hợp. Trong đó:
- Trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận: Giấy tờ chứng việc được nhận thừa kế quyền sử dụng đất;
- Trường hợp là đất giao không đúng thẩm quyền: Giấy tờ về giao đất không đúng thẩm quyền hoặc chứng minh việc mua, nhận thanh lý, hóa giá, phân phối nhà ở, công trình gắn liền với đất;
- Trường hợp có vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: Giấy tờ liên quan đến đóng phạt vi phạm hành chính;
- Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng đất với thửa đất liền kề: Hợp đồng, văn bản thỏa thuận, quyết định của tòa án về việc xác lập quyền đối với thửa đất liền kề kèm theo sơ đồ thể hiện được vị trí, kích thước của thửa đất liền kề;
- Trường hợp hộ gia đình đang sử dụng đất: Văn bản xác định các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình;
- Trường hợp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên đất nông nghiệp mà chủ sở hữu không đủ giấy tờ hoặc công trình được miễn giấy phép xây dựng: Hồ sơ thiết kế công trình xây dựng đã được thẩm định hoặc có kết quả nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng;
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không mục đích được Nhà nước giao đất, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất: Quyết định xử phạt thể hiện được việc đã khắc phục hậu quả là buộc đăng ký đất đai, chứng từ nộp phạt.
>>> Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn xin cấp Sổ đỏ lần đầu: Hướng dẫn chi tiết và Mẫu tải về
Thủ tục cấp sổ đỏ khi không có hộ khẩu tại địa phương
Các bước thực hiện thủ tục không có hộ khẩu ở địa phương có được cấp sổ đỏ như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ xin cấp sổ đỏ gồm:
- Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu).
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.
- Sơ đồ thửa đất hoặc trích đo địa chính.
- Giấy tờ nhân thân (CMND/CCCD, sổ tạm trú nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bạn có thể nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc bộ phận một cửa của UBND cấp huyện nơi có đất.
Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính
Khi được thông báo, người xin cấp sổ cần hoàn thành nghĩa vụ tài chính (nếu có).
Bước 4: Nhận kết quả
Thời hạn cấp sổ đỏ thông thường là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Những trường hợp không được cấp sổ đỏ
Một số trường hợp dù có đất nhưng không đủ điều kiện cấp sổ đỏ, cụ thể:
- Đất đang tranh chấp, có khiếu kiện, kiện tụng.
- Đất lấn chiếm, sử dụng sai mục đích, vi phạm quy hoạch.
- Không chứng minh được quá trình sử dụng đất ổn định, liên tục.
- Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Kết luận
Việc không có hộ khẩu ở địa phương có được cấp sổ đỏ không rất quan trọng để người sử dụng đất đáp ứng đầy đủ các điều kiện về giấy tờ pháp lý, sử dụng đất ổn định và không tranh chấp.
Tuy nhiên, để thủ tục diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, bạn nên chuẩn bị hồ sơ thật đầy đủ và lưu ý các quy định pháp lý liên quan. Nếu còn băn khoăn, bạn nên tham khảo ý kiến từ các đơn vị tư vấn luật đất đai uy tín để được hỗ trợ chính xác nhất.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về không có hộ khẩu ở địa phương có được cấp sổ đỏ không, đừng ngần ngại liên hệ Luật Minh Tú để được đội ngũ pháp lý chuyên nghiệp hỗ trợ bạn!
Thông tin liên hệ
- Trụ sở công ty tọa lạc tại: Lầu 2 Số 68 đường Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Văn phòng làm việc: 4/9 Đường số 3, Cư xá Đô Thành, Phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Email: Info@luatminhtu.vn
- Hotline: 1900 0031
- Fanpage: https://www.facebook.com/luatminhtu
- Zalo tư vấn 24/7: https://zalo.me/congtyluatminhtu