Cách xử lý tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay hiệu quả

Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội mạnh mẽ, thị trường bất động sản sôi động kéo theo nhu cầu mua bán đất đai tăng cao. Bên cạnh những giao dịch diễn ra suôn sẻ, không ít trường hợp vướng mắc tranh chấp do thiếu hoặc không đầy đủ thủ tục pháp lý, điển hình là việc tranh chấp mua bán đất bằng giấy viết tay. Tuy nhiên, việc giải quyết thường gặp nhiều khó khăn và phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết về pháp luật và kỹ năng xử lý tình huống. Trong bài viết này, Luật Minh Tú sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về các bước giải quyết tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay hiệu quả.

Mua bán đất bằng giấy viết tay có giá trị pháp lý hay không?

Mua bán đất bằng giấy viết tay chủ đã chết có sang tên được sổ đỏ không

Mua bán đất bằng giấy viết tay được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?

Mua bán đất bằng giấy viết tay không phải là thuật ngữ pháp lý được quy định trong luật mà chỉ là hoạt động người dân thực hiện trên thực tế. Tuy pháp luật không có quy định hay giải thích thế nào là mua bán nhà đất bằng giấy viết tay, nhưng căn cứ vào thực tế, có thể hiểu mua bán nhà đất bằng giấy viết tay là hợp đồng không được công chứng hoặc chứng thực.

Căn cứ vào khoản 2 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Căn cứ vào khoản 2 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực thì phải tuân theo quy định đó.

Căn cứ vào khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này.

Như vậy, hợp đồng mua bán đất (hay hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất) là một hình thức của giao dịch dân sự nên việc công chứng, chứng thực là điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực.

Điều đó có nghĩa là kể từ thời điểm Luật Đất đai 2013 có hiệu lực (01/7/2014), hợp đồng mua bán đất bắt buộc phải được công chứng, chứng thực thì mới có giá trị pháp lý.

Tuy nhiên, để giải quyết hệ quả của những giao dịch mua bán đất bằng giấy viết tay trước đó, khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017 đã hướng dẫn như sau:

  • Mua bán đất bằng giấy viết tay trước 1/1/2008, trường hợp sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước 1/1/2008 mà chưa được cấp giấy chứng nhận thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất.
  • Mua bán đất bằng giấy viết tay từ 1/1/2008 đến trước 1/7/2014, trường hợp sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ 1/1/2008 đến trước 1/7/2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất, người sử dụng đất cũng thực hiện thủ tục đăng ký đất đai để được cấp giấy chứng nhận mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất.

Như vậy, việc mua bán đất bằng giấy viết tay trước thời điểm ngày 01/7/2014 vẫn có giá trị pháp lý đối với 02 trường hợp nêu trên.

Việc mua bán đất bằng giấy viết tay từ 1/7/2014 đến nay, pháp luật có quy định như sau:

Nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Do đó, trong trường hợp giao dịch mua bán đất bằng giấy viết tay vi phạm quy định về hình thức (không công chứng, chứng thực) nhưng đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng, Tòa án vẫn có thể công nhận hiệu lực của giao dịch theo yêu cầu của một hoặc các bên theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ Luật Dân sự 2015.

Tóm lại, việc hợp đồng mua bán đất bằng giấy viết tay có giá trị pháp lý hay không tùy thuộc vào từng thời điểm và từng trường hợp cụ thể. Hãy liên hệ ngay với Luật Minh Tú để được tư vấn về trường hợp bạn đang gặp phải.

>> Tìm hiểu thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Hướng dẫn chi tiết cách giải quyết tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay

Mua nhà bằng giấy tay bị lật lọng phải làm sao

Phương thức nào giải quyết tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay nhanh chóng

Giải quyết tranh chấp thông qua thủ tục hòa giải – hành chính

Căn cứ vào Điều 202, Điều 203 của Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP), việc giải quyết tranh chấp đất đai bằng giấy viết tay theo thủ tục hành chính được thực hiện như sau:

Tự hòa giải hoặc hòa giải cơ sở

Luật khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở.

Nếu không thể tự hòa giải, các bên có thể gửi đơn yêu cầu đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để được hòa giải.

Quy trình, thủ tục hòa giải tại xã

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai.

Tổ chức họp hòa giải với các bên tranh chấp và thành viên Hội đồng hòa giải. Cuộc họp chỉ tiến hành khi các bên đều có mặt. Nếu một trong các bên vắng mặt lần thứ hai, việc hòa giải coi như không thành,

Sau cuộc họp hòa giải, UBND cấp xã lập biên bản ghi chi tiết các nội dung mà các bên tranh chấp đã thống nhất được với nhau. Biên bản cần có đầy đủ chữ ký của các bên, xác nhận hòa giải thành hoặc không thành, và được đóng dấu xác nhận của UBND cấp xã.

Biên bản này sẽ được gửi cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã.

Thời hạn hòa giải

Theo quy định tại khoản 3 Điều 202 Luật Đất đai 2013, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay tại Ủy ban nhân dân cấp xã phải được hoàn tất trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên, Luật Đất đai 2024 đã có thay đổi đáng chú ý về thời hạn này. Cụ thể, Điều 235 Luật Đất đai 2024 quy định thời gian hoàn tất thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải.

Nếu hòa giải tại UBND cấp xã không thành, các bên có thể gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền tiếp theo như UBND cấp huyện, cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án.

>> Tìm hiểu thêm: Tranh chấp đất đai đã hết thời hiệu khởi kiện được giải quyết không?

Khởi kiện tại Tòa án

Căn cứ vào Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, trường hợp xảy ra tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay, sau khi tiến hành hòa giải mà hòa giải không thành thì cá nhân hoặc tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Bước 1: Cá nhân hoặc tổ chức nộp đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 đến Tòa án có thẩm quyền.

Bước 2: Sau khi nhận đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án, sẽ có thông báo cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí (nếu có). Sau đó, Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án.

Bước 3: Tòa án sẽ xem xét và chuẩn bị xét xử vụ án.

Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ tiến hành lấy lời khai đương sự, thu thập tài liệu chứng cứ, tổ chức phiên họp kiểm tra, công khai chứng cứ và hòa giải.

Sau đó, Tòa án có thể ban hành quyết định công nhận hòa giải thành, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án. Nếu không thuộc các trường hợp trên, Thẩm phán sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và ban hành bản án hoặc quyết định.

Bước 4: Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm và ban hành bản án hoặc quyết định

Bước 5: Nếu không đồng ý với bản án hoặc quyết định sơ thẩm của Tòa án, các bên có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay từ Luật Minh Tú

Luật Minh Tú cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay chuyên nghiệp, hiệu quả, uy tín.

Với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, am hiểu pháp luật về đất đai, Luật Minh Tú sẽ hỗ trợ bạn giải quyết tranh chấp một cách thỏa đáng, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp của bạn, chúng tôi cam kết:

  • Tư vấn chi tiết: Giải đáp mọi thắc mắc về quy định pháp luật liên quan.
  • Hỗ trợ hồ sơ: Giúp chuẩn bị đầy đủ và đúng quy trình các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết.
  • Đại diện pháp lý: Tham gia bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại Tòa án và các Cơ quan liên quan.

Thông tin liên hệ:

  • Trụ sở công ty tọa lạc tại: Lầu 25, tòa nhà LIMTOWER số 9-11 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Email: votu@luatminhtu.com
  • Hotline: 096 783 78 68
  • Fanpage: https://www.facebook.com/luatminhtu
  • Website: luatminhtu.vn

Giải quyết tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay là quá trình phức tạp và đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật đất đai. Việc nắm rõ các quy định và thủ tục cần thiết sẽ giúp các bên tránh được nhiều rủi ro và đảm bảo quyền lợi hợp pháp.

Nếu gặp khó khăn liên quan đến pháp luật, hãy liên hệ với Luật Minh Tú để được hỗ trợ kịp thời và hiệu quả.

>> Tham khảo thêm: Cập nhật chi phí thuê luật sư tranh chấp đất đai

4 thoughts on “Cách xử lý tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay hiệu quả

  1. Trinh says:

    năm 2007 mẹ em kí giấy bán đất công ty cấp chưa có sổ đỏ cho 1 người làm cùng. Năm 2008 mẹ em mất. Khi bán em vè anh em còn nhỏ dưới 18 tuổi. Ba em k có giấy dkkh với mẹ em. Trong hợp đồng mưa bán có ghi bán là 20 tr và cấn nợ mẹ em 13tr. Hợp đồng có chữ kí của người bán người mua và 1 người làm chứng. Vậy cho em hỏi giấy tờ này có hiệu lực k. Mẹ em như vậy có bị gọi là ép bán k ạ. Và hợp đồng mua bán đó có hiệu lực k ạ

    • Luật Sư Võ Hồng Tú says:

      Để tư vấn chính xác toàn vẹn, Luật sư cần hỏi thêm một số thông tin. Chị có thể cho Luật Minh Tú xin số điện thoại để Luật sư chủ động liên hệ tư vấn không ạ?

      Cảm ơn chị.

  2. hpm says:

    năm 2018 bố em có thỏa thuận bán mảnh đất ruộng với văn bản thỏa thuận viết tay nhưng không có công chứng , cứng thực của các bên có thẩm quyền , thời điểm đó cũng đã cung cấp đầy đủ giấy tờ cho bên mua để làm chuyển nhượng nhưng bên mua thời điểm đó không làm sang tên được và bị treo 1 thời gian, và đến năm nay sau 6 năm bên mua lại đến và muốn xin lại đất và xin gia đình cung cấp giấy tờ để là chuyển nhượng tiếp.
    em xin hỏi nếu bên bán không đồng ý thì sẽ giải quyết thế nào ạ?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *